8. Cấu trúc của luận văn
2.2.4. Trình độ, năng lực và nhận thức của cán bộ nhân viên HQ thực hiện công tác
- Ngoài ra, chế độ quyền lợi đối với cán bộ làm công tác chuyên trách QLRR hiện nay còn thấp (phụ cấp 600.000vnđ/tháng), không khuyến khích được người làm, dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ nhân viên chuyên trách công tác QLRR không chuyên tâm công việc, bỏ bê chờ luân chuyển sang đơn vị khác.
2.2.4. Trình độ, năng lực và nhận thức của cán bộ nhân viên HQ thực hiện công tác QLRR hiện công tác QLRR
Thời gian qua, việc xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo kiến thức nghiệp vụ, tập huấn kiến thức QLRR các cán bộ công chức Cục HQ tỉnh BR-VT được thực hiện căn cứ các tiêu chuẩn của Ngành về trình độ, năng lực cán bộ công chức, các văn bản pháp luật và quy trình nghiệp vụ. Cục Hải quan tỉnh BR-VT cũng đã thực hiện tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các nguyên tắc, nội dung liên quan đến việc thực hiện áp dụng QLRR của cơ quan HQ và các đối tượng liên quan. Tính chung giai đoạn năm 2015-2019, Cục HQ tỉnh BR-VT đã cử trên 1.944 lượt cán bộ nhân viên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn và các hội nghị, hội thảo nghiệp vụ theo các chuyên đề khác nhau do TCHQ, BTC tổ chức. Trong giai đoạn 2015- 2019, Cục Hải quan tỉnh BR-VT cũng đã tổ chức tự đào tạo cho hơn 2.084 lượt
phân loại áp mã, xác định trị giá tính thuế... Về trình độ chuyên môn, tính đến tháng 12/2019, Cục Hải quan tỉnh BR-VT có 269 cán bộ công chức, với 54 thạc sĩ, 201 công chức có trình độ đại học, chiếm tỷ lệ 94,79 % đạt trình độ đại học trở lên, 09 công chức tốt nghiệp Cao đẳng và 05 người tốt nghiệp hệ Trung cấp.
Vấn đề đạo đức nghề nghiệp và liêm chính HQ được Cục HQ tỉnh BR-VT chú trọng, thường xuyên tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ nhân viên HQ hiểu về nhiệm vụ của đơn vị, cá nhân và tuân thủ phương châm khách hàng "chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả" khi thực hiện thủ tục HQ. Từ năm 2011, Cục HQ tỉnh BR-VT đã kiện toàn Tổ Kiểm tra kỷ luật, kỷ cương (Tổ cở đỏ), thực hiện các cuộc kiểm tra đối với tất cả các đơn vị thuộc, trực thuộc. Việc theo dõi, đôn đốc và kiểm tra công tác chuyên môn nghiệp vụ và thái độ phục vụ của nhân viên HQ là cơ sở thực hiện các biện pháp phù hợp (bao gồm luân chuyển điều động cán bộ công chức theo định kỳ và quy định của ngành) để đảm bảo ý thức chấp hành quy định pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật được thực hiện một cách tự nguyện.
Tuy vậy, đội ngũ cán bộ nhân viên Cục HQ tỉnh BR-VT còn tồn tại một số hạn chế như sau:
- Cán bộ công chức HQ làm công tác QLRR tại hầu hết đơn vị thuộc Cục HQ tỉnh BR-VT chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Đa phần mới được tuyển dụng hoặc mới luân chuyển công tác nên kiến thức, kinh nghiệm về QLRR còn hạn chế; thậm chí, một số cán bộ công chức HQ chuyên trách chưa hiểu biết đầy đủ về công tác này. Bên cạnh đó, các cán bộ công chức phụ trách QLRR tại các Chi cục đều kiêm nhiệm nhiều mảng công tác khác nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác này;
- Công tác đào tạo của TCHQ nói chung và Cục HQ tỉnh BR-VT nói riêng chưa được quan tâm thoả đáng và còn mang nặng tính hình thức. Trình độ của CBCC chưa phù hợp với việc ứng dụng phương pháp QLRR về chuyên ngành đào tạo, đa số CBCC Hải quan được đào tạo từ các chuyên ngành kinh tế, trong khi đó QLRR đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu về xác suất thống kê, về điều tra, về thu
thập xử lý thông tin, tâm lý…Ngoài ra còn tình trạng đào tạo không đúng đối tượng hoặc nhiều trường hợp CBCC sau khi được cử đi đào tạo về nhưng lại bố trí mảng công việc khác.
- Có thể thấy thực tế hiện nay, việc hiểu và vận dụng khái niệm QLRR trong một số bộ phận cán bộ, công chức HQ không đúng hoặc chưa đầy đủ, ví dụ: “QLRR là một phương pháp độc lập do đơn vị, công chức chuyên trách thực hiện và QLRR không phải là nghiệp vụ HQ mà nó đơn thuần chỉ là công việc gián tiếp, phụ trợ cho công tác nghiệp vụ”, hay “QLRR làm mất đi vai trò và một số lợi ích của một bộ phận cán bộ, công chức HQ”. Chính bởi cách hiểu sai này dẫn đến một số cán bộ công chức HQ còn thờ ơ, chưa sâu sát chuyên tâm vào công tác này.
- Vẫn còn tình trạng tư duy trì trệ không muốn thay đổi theo chiều hướng phát triển, hiện đại hoá vẫn còn tồn tại. Tình trạng này xuất phát từ động cơ cá nhân không muốn có sự xáo trộn hoặc thay đổi vị trí cũng như công việc mình đang làm.