Tăng cường ứng dụng kỹ thuật CNTT trong công tác QLRR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 99 - 102)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.5. Tăng cường ứng dụng kỹ thuật CNTT trong công tác QLRR

Ứng dụng CNTT đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác QLRR. Tuy vậy thực tiễn cho thấy, việc ứng dụng CNTT phải được thực hiện song hành và phù hợp với các cấu phần và điều kiện thực tế về QLRR, như: áp dụng quy trình QLRR, nguồn thông tin, dữ liệu phục vụ QLRR, yếu tố con người trong vận hành và ứng dụng CNTT và các điều kiện có tính chất nền tảng khác. Thực tiễn áp dụng QLRR cho thấy, nếu ứng dụng một sản phẩm công nghệ tiên tiến, trong khi chúng ta chưa có các điều kiện để đảm bảo ứng dụng hoặc các điều kiện không phù hợp; điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu tính đồng bộ và chúng ta có thể phải sửa đổi, cắt bớt nhiều cho phù hợp. Điều này rõ ràng là không hiệu quả. Để đáp ứng yêu cầu triển khai áp dụng QLRR trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài, tác giả nghiên cứu đề xuất các giải pháp như sau:

Thứ nhất, xây dựng, chuẩn hoá hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ QLRR, đây là điều kiện có tính chất nền tảng cho việc xây dựng, phát triển một hệ thống thông tin hiện đại.

được tốt, trước hết phải có hệ thống thông tin tốt. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành và các tổ chức cá nhân liên quan còn gặp nhiều khó khăn (do thiếu cơ chế hoặc chưa đồng bộ về dữ liệu và cơ sở hạ tầng công nghệ thống tin), thì việc hoàn thiện hệ thống thông tin trong ngành là hết sức quan trọng. Hiện nay, ngành Hải quan đang quản lý và sử dụng 05 hệ thống thông tin, dữ liệu: Quản lý thông tin tờ khai, quản lý thông tin vi phạm, dữ liệu giá (GTT22), kế toán thuế (KTT559) và hệ thống mã số doanh nghiệp (T2C - của Tổng cục thuế). Thực trạng dữ liệu trên các hệ thống này không đầy đủ, chưa được chuẩn hoá; trong khi nhiều miền dữ liệu đang có sự chồng lấn. Việc cập nhật thông tin do nhiều khâu nghiệp vụ thực hiện, thiếu sự thống nhất, nhiều dữ liệu phải nhập nhiều lần do các yêu cầu khác nhau, dẫn đến vừa thiếu vừa lãng phí nguồn lực, chất lượng, hiệu quả thấp. Các hệ thống này do một số đơn vị theo chức năng nhiệm vụ chuyên môn quản lý, xây dựng, dẫn đến thiếu cách tiếp cận thống nhất và chia cắt thông tin. Những hạn chế trên đang đặt ra yêu cầu cấp thiết cho việc xây dựng, quản lý, sử dụng một hệ thống thông tin, dữ liệu đầy đủ, được chuẩn hoá trong toàn ngành. Để đảm bảo việc xây dựng hệ thống thông tin được thống nhất, tác giả nghiên cứu thấy rằng, TCHQ nên nghiên cứu, có phương án xây dựng hệ thống thông tin chung của ngành Hải quan (Trung tâm thông tin dữ liệu hải quan).

Hai là, trong giai đoạn trước mắt, trên cơ sở quy định của pháp luật và quy chế phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin giữa Bộ Tài chính, TCHQ với các Bộ, ngành, ngành Hải quan cần sớm xúc tiến việc triển khai xây dựng phần mềm trao đổi thông tin với các Bộ, ngành liên quan, như: Tổng cục thuế, Ngân hàng, Kho bạc,... và chia sẻ thông tin với các đơn vị chức năng tại cửa khẩu, như: Biên phòng, Hàng không, cảng vụ,... và các tổ chức, cá nhân liên quan, như: hãng đại lý vận tải biển, Công ty chuyển phát nhanh,... Về lâu dài, cần chuẩn bị cho việc xây dựng hệ thống chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành có liên quan khác, như: Bộ Công thương, Bộ Công an, Tòa án,... kết nối, trao đổi thông tin giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước và các tổ chức thực thi pháp luật quốc tế.

mềm ứng dụng phân tích, đánh giá rủi ro.

Thực trạng hiện nay, ngành Hải quan mới xây dựng và đưa vào ứng dụng hệ thống thông tin QLRR, phục vụ phân tích, đánh giá rủi ro trong thông quan hàng hoá XNK thương mại. Như vậy, trong thời gian tới ngành Hải quan cần tích đẩy mạnh phát triển hệ thống CNTT và ứng dụng các phần mềm phân tích, xử lý dữ liệu phục vụ QLRR.

Qua phân tích quy trình QLRR tổng thể trong hoạt động nghiệp vụ hải quan và xem xét yêu cầu của quy trình QLRR, tác giả nghiên cứu thấy rằng, thời gian tới ngành Hải quan cần xây dựng và phát triển các hệ thống ứng dụng sau đây:

Một là, xây dựng, phát triển hệ thống thông tin QLRR; ngoài các yêu cầu chung, hệ thống này phải đáp ứng được các yêu cầu cụ thể sau đây:

- Thu thập, tích hợp thông tin dữ liệu từ các hệ thống trong và ngoài ngành Hải quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu cập nhật thông tin, dữ liệu của công chức tại các cấp đơn vị hải quan;

- Xử lý dữ liệu tập trung, linh hoạt; đảm bảo việc đánh giá rủi ro thống nhất trong toàn ngành.

- Kết nối, xử lý dữ liệu, đánh giá rủi ro đảm bảo thời gian thực; ghi nhận, lưu trữ dữ liệu rủi ro được thực hiện trong một khoảng thời gian đủ cho việc tra cứu, theo dõi, phân tích, đánh giá;

- Đáp ứng các yêu cầu phân luồng tờ khai, chỉ dẫn rủi ro, theo dõi, đánh giá, cảnh báo rủi ro trong phạm vi ngành;

- Tích hợp, cập nhật thông tin phản hồi từ các hoạt động tác nghiệp;

- Trao đổi, cũng cấp dữ liệu rủi ro cho các hoạt động nghiệp vụ KTSTQ, KSHQ và các lĩnh vực nghiệp vụ khác.

Hai là, phát triển hệ thống quản lý, ứng dụng dữ liệu hồ sơ rủi ro, dữ liệu hồ sơ doanh nghiệp và dữ liệu đánh giá rủi ro; xây dựng data-warehouse phục vụ cho việc phân tích rủi ro. Hệ thống này phải đảm bảo việc chia sẻ thông tin trong toàn ngành để phục vụ phân tích, đánh giá rủi ro, trong khi vừa phải đảm bảo tình bí mật, vừa phải đảm bảo tính an ninh, an toàn dữ liệu.

Ba là, xây dựng, phát triển các chương trình ứng dụng QLRR. Đây là các công cụ hỗ trợ rất lớn cho công tác QLRR, như: chương trình phân tích tuân thủ thương mại; phần mềm phân tích tài chính và hoạt động của các tổ chức, cá nhân liên quan; phần mềm phân tích trước thông tin hành khách, phương tiện; phần mềm phân tích báo cáo kế toán thuế doanh nghiệp phục vụ KTSTQ,...

Thứ ba, đầu tư, ứng dụng CNTT để nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT; nâng cấp đồng bộ hệ thống đường truyền CNTT, khắc phục tình trạng tắc nghẽn, lỗi sự cố hệ thống, đồng thời đảm bảo việc truyền nhận và xử lý dữ liệu trực tuyến giữa Tổng cục, Cục HQ tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan.

Trên đây là các giải pháp đưa ra của tác giả nhằm góp phần hoàn thiện hơn hệ thống KSNB đối với hoạt động QLRR trong thực hiện TTHQ nói chung tại Cục HQ tỉnh BR-VT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)