PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.3. Nội dung công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh
1.3.3. Xây dựng nội dung chương trình và phương pháp đào tạ o
- Nội dung đào tạo là nền tảng của chương trình đào tạo. Nó liên quan đến các dữ
kiện, khái niệm, nguyên tắc, lý thuyết, sự tổng hợp hóa và trình độ nhận thức của người học. Xác định nội dung kiến thức đào tạo cho công tác đào tạo nguồn nhân lực chính là
xác định khối lượng, loại kỹ năng cần bổ sung cho người lao động phù hợp với mục tiêu cần đạt.
Nội dung đào tạo phải quan tâm đến việc phát triển các khảnăng, kỹ năng và
sự hình thành thái độ của người lao động. Nội dung lựa chọn nên quan tâm tới tầm quan trọng văn hóa phải phù hợp với khả năng của người đọc với thời gian cho phép, các nguồn lực có sẵn, tính chuyên môn của đội ngũ giáo viên.
Với từng mục tiêu nhất định cần có những loại kiến thức đào tạo nhất định.
+ Đối với lao động trực tiếp: đào tạo định hướng công việc, huấn luyện nhân viên nắm vững chuyên môn nghiệp vụ.
+ Đối với lãnh đạo đạo cấp quản lý thì cần phải có nội dung đào tạo nhằm phát triển kỹnăng quản trị, điều hành.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
- Phương pháp đào tạo là cách thức để tiến hành đào tạo. Hay nói cách khác,
đó là cách để truyển tải kiến thức đến với người học một cách hiệu quả.
+ Đào tạo lao động trực tiếp sẽ giúp cho họ định hướng, nâng cao kỹ năng,
chuyên môn nghiệp vụ trong thực hiện công việc.
+ Đào tạo cán bộlãnh đạo sẽ giúp cho họnâng cao được năng lực quản lý khi nắm vững các kỹnăng quản lý. Kỹnăng quản lý được xem là kiến thức và khảnăng
thực hiện các vai trò, nhiệm vụ của người quản lý. Dựa vào những kết quả mà kỹ năng quản lý hướng đến có thể chia làm ba nhóm kỹ năng đó chính là kỹ năng kỹ
thuật, kỹnăng giao tiếp và kỹnăng tư duy chiến lược.
Phải lựa chọn phương pháp đào tạo vì mỗi phương pháp có ưu nhược điểm
riêng, đối tượng học khác nhau, yêu cầu của các môn học, các loại kiến thức khác
nhau và điều kiện tham gia đào tạo của người học cũng khác nhau.
Đào tạo nguồn nhân lực được coi là chiến lược quan trọng của mọi tổ chức trong quá trình phát triển của mình. Có rất nhiều phương pháp đào tạo nguồn nhân lực khác nhau. Căn cứ vào kế hoạch nhân sự, đặc thù lĩnh vực hoạt động và khả năng tài chính, mỗi tổ chức sẽ chọn cho mình hình thức đào tạo phù hợp. Vềcơ bản
đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức được tiến hành qua hai hình thức:
1.3.3.1. Phương pháp đào tạo trong công việc
Phương pháp kèm cặp, hướng dẫn: Đây là phương pháp đào tạo tại chỗ để
phát triển cấp quản trị trên cơ sở một kèm một. Một số đơn vị lập ra chức vụ trợ lý
cũng nhằm mục đích này. Cá nhân người giữ chức vụ này trở thành người học và theo sát cấp trên của mình. Để đạt được hiệu quả cao thì các cấp quản trị dạy kèm phải có kiến thức toàn diện về công việc liên hệ tới các mục tiêu của cơ quan. Họ
phải là người mong muốn chia sẻ thông tin với cấp dưới và sẵn lòng mất thời gian
để thực hiện công việc huấn luyện này. - Đối với lao động trực tiếp
+ Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc: Dùng để dạy các kỹ năng thực hiện công việc cho nhân viên, người học nắm được kỹnăng quan sát, trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo công việc.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
+ Đào tạo theo kiểu học nghề: Chương trình đào tạo bắt đầu từ việc học lý thuyết trên lớp sau đó học viên sẽđược thực hành trực tiếp làm việc dưới sựhướng dẫn của người có kinh nghiệm. Phương pháp này nhằm để dạy cách xử lý một vấn
đềtheo đúng trình tự, quy trình hoàn chỉnh cho nhân viên.
+ Đào tạo ban đầu: Là phương pháp đào tạo dùng để cung cấp kỹ năng thực hiện công việc cho những nhân viên mới được tuyển trước khi bố trí vào các công việc cụ thể.
- Đối với các nhà quản trị
Kèm cặp và chỉ bảo: Phương pháp này giúp cho các cán bộ quản lý và các cán bộ, công chức có thể học được các kiến thức, kỹnăng cần thiết cho công việc trước mắt và công việc cho tương lai thông qua sự kèm cặp, chỉ bảo của những người quản lý giỏi như người lãnh đạo trực tiếp, các cố vấn, những người quản lý có kinh nghiệm hơn.
* Ưu điểm:
+ Phương pháp này giúp học viên nhanh chóng lĩnh hội được kiến thức, có
điều kiện để thực hiện công việc.
+ Đây là phương pháp đơn giản, dễ tổ chức, lại có thể đào tạo được nhiều
người một lúc, ít tốn kém chi phí. Đồng thời học viên nắm được ngay cách thức giải quyết các vấn đề thực tế và mau chóng có thông tin phản hồi về kết quảđào tạo.
* Nhược điểm:
+ Người hướng dẫn thường không có kinh nghiệm về sư phạm, có thểhướng dẫn học viên không theo trình tự từ dễđến khó. Trong một sốtrường hợp, học viên
còn được học cả những thói quen xấu của người hướng dẫn, sau sẻ khó sửa lại.
+ Người hướng dẫn có thể cảm thấy học viên là mối nguy hiểm đối với công việc của mình nên không nhiệt tình hướng dẫn.
Phương pháp luân phiên công việc: Luân phiên công việc là phương pháp
chuyển người quản lý từ công việc này sang công việc khác để nhằm mục đích cung
cấp cho họ những kinh nghiệm rộng hơn. Kiến thức thu nhận được sau quá trình này rất cần thiết cho họ khi đảm trách công việc cao hơn. Đây còn là phương pháp
tạo sự hứng thú cho cán bộ công nhân viên vì được thay đổi công việc thay vì làm
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
một công việc nhàm chán suốt đời. Ngoài ra, nó giúp cán bộ nhân viên trở thành
người đa năng, đa dụng đểđối phó với mọi tình huống xảy ra sau này.
Ưu điểm của phương pháp luân phiên thay đổi công việc:
+ Phương pháp này giúp cho học viên được đào tạo đa kỹ năng, tránh được tình trạng trì trệ, dễ dàng thích ứng với các công việc khác nhau. Cơ quan tổ chức có thể phân công bố trí nhân viên linh hoạt hơn, phối hợp hoạt động của các phòng ban có hiệu quảhơn, còn nhân viên có khảnăng thăng tiến cao hơn.
+ Phương pháp này giúp cho học viên kiểm tra, phát hiện ra các điểm mạnh,
điểm yếu của mình và có kế hoạch đầu tư phát triển nghề nghiệp phù hợp.
1.3.3.2. Các phương pháp đào tạo ngoài công việc
Là phương pháp đào tạo tách khỏi sự thực hiện các công việc để cung cấp các kiến thức và kỹnăng cần thiết cho người lao động.
Phương pháp nghiên cứu tình huống: Phương pháp này thường được sử
dụng để đào tạo và nâng cao năng lực quản trị. Học viên được trao bản mô tả các
tình hướng về các vấn đề tổ chức, quản lý đã xảy ra trước đây trong cơ quan. Mỗi học viên sẽ tự phân tích các tình huống, trình bày suy nghĩ và cách thức giải quết các vấn đề với các học viên khác trong nhóm hoặc trong lớp. Thông qua thảo luận, học viên tìm hiểu được nhiều cách tiếp cận, quan điểm và cách giải quyết các vấn
đề phức trong cơ quan.
* Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu tình huống:
+ Tạo khả năng lớn nhất để thu hút mọi người tham gia, phát biểu các quan
điểm khác nhau và đề ra quyết định.
+ Giúp cho học viên làm quen với cách phân tích, giải quyết các vấn đề thực tiễn.
* Để nâng cao hiệu quả của phương pháp này cần chú ý:
+ Đưa ra các tình huống có thực từ trong hoạt động của cơ quan. Điều này làm cho học viên say mê với tình huống giúp cho học viên hiểu thêm về công việc và dễ
dàng chuyển các kiến thức đã được học thành kinh nghiệm cho công tác. + Chuẩn bị tình huống kỹlưỡng trước khi đưa ra thảo luận.
Phương pháp cử đi học: Đặc điểm của phương pháp này là cán bộ quản lý
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
trong tổ chức được cử đi học ở các trường chính quy như (Đại học chính quy, Cao
đẳng, trường đào tạo cán bộ quản lý...) hay tham dự các khoá đào tạo nghiệp vụ ở nước ngoài. Học viên tập trung theo trường lớp, với một chương trình đào tạo được xây dựng công phu. Học viên phải theo học dưới sự giảng dạy của giảng viên chuyên trách và chịu sự giám sát chặt chẽ thông qua các kỳ sát hạch của nhà trường.
Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm được sử dụng nhiều hiện nay nhưng cũng
khá tốn kém, tổ chức cần cân nhắc kỹ giữa chi phí đào tạo và hiệu quảđạt được. Phương pháp hội thảo: Là phương pháp huấn luyện được sử dụng rộng rãi
trong đó các thành viên có chung một mục đích thảo luận và cố gắng giải quyết vấn
đề. Thông thường người điều khiển là một cấp quản trị, người này lắng nghe ý kiến và cho phép các thành viên giải quyết vấn đề.
* Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ tổ chức, không đòi hỏi các trang thiết bị riêng, học viên được hỏi nhiều kinh nghiệm trong công việc, nâng cao khảnăng
thủ lĩnh, khả năng giao tiếp, khả năng kích thích, động viên nhân viên, khả năng ra
quyết định.
Phương pháp huấn luyện theo mô hình mẫu: Phương pháp này được sử dụng để: - Huấn luyện cho các quản trị gia cấp dưới cách thức điều khiển, quản lý nhân viên. - Huấn luyện cho các quản trị gia cấp trung về cách thức thực hiện các giao tiếp, sửa đổi các thói quen xấu trong công việc.
- Huấn luyện cho nhân viên và các quản lý trực tiếp của họ cách thức trình bày các
khó khăn, thiết lập mối quan hệtin tưởng song phương... Trình tự thực hiện như sau:
- Học viên được xem mô hình mẫu, học viên được xem video trong đó có trình bày mẫu cách thức thực hiện một vấn đề nhất định được nghiên cứu.
- Học viên làm theo cách chỉ dẫn mẫu.
- Người hướng dẫn cung cấp các thông tin phản hồi về cách thức thực hiện của họ. - Học viên được kích thích, động viên để áp dụng bài học vào trong thực tiễn giải quyết và xử lý công việc hàng ngày. Tóm lại, có nhiều phương pháp đào tạo cán bộ quản lý cũng như đào tạo cán bộ chuyên môn. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm. Việc lựa chọn phương pháp đào tạo nào còn tuỳ thuộc
vào đối tượng được đào tạo, đặc điểm công việc, kinh phí cho đào tạo... Để đạt
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
được hiệu quảcao trong công tác đào tạo nguồn nhân lực ta cần phải sử dụng cùng một lúc nhiều phương pháp khác nhau.