Kinh nghiệm về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng trị (Trang 42 - 44)

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.5. Bài học kinh nghiệm về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1.5.1. Kinh nghiệm về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Hàn Quốc

Hàn Quốc đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhất là những người tài, khuyến khích và tạo điều kiện để nguồn nhân lực tài năng phát

triển. Hàn Quốc dành hơn 20% ngân sách cho giáo dục, đào tạo. Có chính sách,

chương trình đào tạo bắt buộc đối với công chức mới được tuyển dụng và công chức sắp được thăng chức, quy định trung bình 5 năm, công chức phải qua 3 lần học

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

tại hệ thống các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức mới được xem xét nâng bậc.

Ngoài các trung tâm, viện nghiên cứu của nhà nước, hầu như các doanh

nghiệp đều có các trường đại học riêng, viện, trung tâm nghiên cứu về khoa học công nghệ theo chuyên môn sâu của ngành, trong đó tập hợp được một số lớn các chuyên gia, tiến sĩ đầu ngành ví dụ như các tập đoàn công nghiệp lớn như Sam

Sung, Hyundai,…

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Nhật

Những nội dung đào tạo mà các doanh nghiệp Nhật rất chú trọng:

- Giáo dục phong cách và kỹ luật lao động: Đây là khâu được thực hiện rất chu

đáo, tỷ mỉ ở mọi công ty của Nhật. Mục tiêu là đào tạo những người lao động cần mẫn, nghiêm túc, gắn bó với công ty và trung thực.

- Giáo dục các kiến thức thực tế: Đây là khâu giáo dục nhằm làm cho người lao

động quen với các công đoạn sản xuất và tiêu thụmà công ty đó đang thực hiện. Nhờ

vậy, có thể có những sáng kiến, hoặc đề xuất hợp lý, nhằm cải tiến hoạt động của công ty.

- Giáo dục tinh thần tập thể trong công ty: Ngoài kiến thức chuyên môn, người

lao động trong công ty của Nhật còn được đánh giá dựa trên chuẩn mực về tinh thần và khảnăng hợp tác với những người khác. Giáo dục tinh thần tập thểchính là để nâng cao các kỹnăng hoạt động theo nhóm phát huy sức mạnh tập thểtrong lao động.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Trung Quốc

Hiện nay, Chính phủ và các doanh nghiệp tại Trung Quốc đang hết sức quan tâm

đến việc đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có trong nước, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này khi chuyển dần sang nền kinh tế tri thức.

Năm 2003, Trung Quốc đã đề ra chiến lược tăng cường hơn nữa công tác bồi

dưỡng, đào tạo nhân tài nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả được đềra trong Đại hội XVI của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Nội dung của chiến

lược này là: Lấy nhân tài chấn hưng đất nước, xây dựng đông đảo đội ngũ nhân tài

có chất lượng cao; kiên quyết quán triệt phương châm tôn trọng lao động, tri thức,

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

tôn trọng nhân tài và sự sáng tạo, lấy thúc đẩy phát triển làm xuất phát điểm cơ bản của công tác nhân tài, điều chỉnh nhân tài một cách hợp lý, lấy xây dựng năng lực

làm điều côt lõi, ra sức đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nhân tài, kiên trì đổi mới sáng tạo, nỗ lực hình thành cơ chếđánh giá và sử dụng nhân tài một cách khoa học…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng trị (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)