Nhu cầu đào tạo của Bưu điện qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng trị (Trang 59 - 64)

(ĐVT: Lượt người)

Bộ phận Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Bộ phận quản lý 7 7 10

Nhân viên tại Bưu điện tỉnh 23 42 48

Nhân viên tại Bưu Cục, bưu điện VHX 275 244 273

Tổng 305 293 331

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính – Bưu điện tỉnh Quảng Trị)

Theo báo cáo từ phòng Tổ chức hành chính số lượt người được đào tạo năm

2014 là 305 lượt nhưng đến năm 2015 giảm xuống còn 293 lượt người, năm 2016

có 331 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng. Gần 100% nhân viên được tuyển mới

đều được đưa vào danh sách kiểm tra chất lượng và phải trải qua các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành: bao gồm các môn học tìm hiểu về tổ chức, kiến thức cơ

bản về ngành, về các dịch vụ truyền thống của ngành… Ngoài ra các nhân viên thuộc đơn vị nào sẽđược đào tạo chi tiết vềcơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của

đơn vịđó, các chếđộ chính sách với người lao động và một sốlĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ của từng đơn vị.

Để có cái nhìn khách quan vềcông tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại

Bưu điện tỉnh Quảng Trị, tác giảđã phát ra 207 phiếu khảo sát đối với toàn thể các cán bộ, nhân viên và người lao động tại đơn vị nhằm thu thập các ý kiến đánh giá về

các nhu cầu, mục tiêu và mong muốn của người lao động về việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Bưu điện hiện nay. Đồng thời, khảo sát các ý kiến đánh giá

về công tác tổ chức thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng từ trước đến nay nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Trị. Đối tượng khảo sát là các cán bộ, nhân viên, người lao động tại Bưu điện tỉnh và các Bưu cục, Bưu điện văn hóa Xã tại 9 Huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Kết quả thu về 195 phiếu hợp lệ(đạt tỷ lệ 94,2%) và được đưa vào phân tích.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Biểu đồ2.1: Tình hình tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng tại Bưu điện

(Nguồn: Điều tra khảo sát năm 2017 của tác giả)

Trong tổng số 195 người lao động được hỏi thì có đến 190 người (chiếm tỷ lệ

97,44%) đã được tham gia ít nhất 1 khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho

công việc mà Bưu điện tổ chức hoặc cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Các đối tượng chưa

tham gia chỉ chiếm 2,56%, đây chủ yếu là các nhân viên mới tuyển hoặc các nhân viên thịtrường, thu phí trẻ. Do đó, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu trên 190 người đã qua đào tạo đểđưa ra những nhận định vềcông tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Bưu điện Quảng Trị. Nhìn chung, nhu cầu cần được tham gia các khóa đào

tạo các kỹ năng, kiến thức cho công việc tại Bưu điện Quảng Trị rất cao. Qua khảo sát cho thấy có đến 43,16% cảm thấy cần được đào tạo và 29,47% rất cần được đào

tạo. Tuy nhiên, cũng có 16,32% cán bộ thấy việc đào tạo là không cần thiết đối với mình nữa, bởi đây chủ yếu là các cán bộ đã lớn tuổi, có nhiều năm kinh nghiệm

trong công tác đồng thời cũng sắp đến tuổi nghỉ hưu nên việc đào tạo đối với họ

không thực sự là cần thiết. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Biểu đồ 2.2: Nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹnăng tại Bưu điện

(Nguồn: Điều tra khảo sát năm 2017 của tác giả)

Hiện nay, Ban Giám đốc cũng rất tạo điều kiện để người lao động được tham

gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, kỹnăng và nghiệp vụ cần thiết cho công việc của mình. Các lớp đào tạo chủ yếu diễn ra vào các ngày cuối tuần nên việc học tập, bồi dưỡng cũng khá thuận lợi cho các cán bộ, nhân viên. Qua

đánh giá có đến 46,84% số người được khảo sát nhận định rằng Bưu điện rất tạo

điều kiện thuận lợi cho nhân viên được tham gia học tập và 22,11% trả lời rằng có tạo điều kiện. Bưu điện thường căn cứ vào khảnăng làm việc của người lao động và

trình độ của họ từđó tìm ra những thiếu xót về kỹnăng và trình độđể xác định nhu cầu đào tạo. Ngoài ra còn dựa vào hồsơ nhân viên và quá trình công tác của cán bộ

công nhân viên từđó phân tích tìm ra người phù hợp nhất và sốlượng cử đi là bao

nhiêu sẽđem lại hiệu quả cao nhất. Qua đó có kế hoạch chủ động hơn và tạo điều kiện để cán bộ nhân viên được tham gia đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Biểu đồ 2.3: Mức độ tạo điều kiện tham gia đào tạo, bồi dưỡng tại Bưu điện

(Nguồn: Điều tra khảo sát năm 2017 của tác giả)

Nhu cầu thực tế của nhân viên, người lao động tại Bưu điện tỉnh Quảng Trị

cao nhất là đào tạo các nghiệp vụ về bưu chính lên đến 68,42%, tiếp theo là Ngoại ngữ và Tin học. Đây cũng là điều dễ hiểu vì Bưu điện hoạt động với nhiều Bưu cục

và Bưu điện văn hóa Xã tại các địa phương tương đối nhiều. Tại mỗi địa điểm nhỏ

chỉ có 1-2 nhân viên nên phải giải quyết hết các công việc như nghiệp vụbưu chính,

các báo cáo số liệu liên quan. Việc sai sót trong công việc là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc cần được đào tạo bồi dưỡng thêm là nhu cầu khá cần thiết đối với nhân viên. Ngoài ra, các nghiệp vụ kế toán, tổ chức quản lý, tư vấn bán hàng và kỹ

thuật cũng có nhu cầu đào tạo chiếm khoảng 20% trong tổng số người được khảo

sát. Đây là điều mà Bưu điện tỉnh Quảng Trị cần lưu ý để việc lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm theo từng nội dung được sát với thực tế hơn. Tránh những

khóa đào tạo ít phù hợp với nhu cầu thực tế công việc tại đơn vị hoặc với từng bộ

phận cá nhân không có nhu cầu.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Biểu đồ 2.4: Các kiến thức, kỹnăng muốn được đào tạo, bồi dưỡng

tại Bưu điện

(Nguồn: Điều tra khảo sát năm 2017 của tác giả)

2.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực

Với mỗi loại nhu cầu đào tạo khác nhau, Bưu điện có những mục tiêu đào tạo

tương ứng và rõ ràng nhằm tạo thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện và đánh giá sau đào tạo. Những năm vừa qua, bộ phận chịu trách nhiệm vềcông tác đào tạo là Ban

Giám đốc phòng Tổ chức hình chính đã thực hiện công tác xác định mục tiêu đào

tạo cả trong ngắn và trung hạn. Trong kế hoạch đào tạo hàng năm có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng khóa học.

Tuy nhiên mục tiêu này được xác định một cách khá chung chung và thường lặp đi lặp lại qua các năm. Nhiều khóa đào tạo không có mục tiêu xác định do không gắn với văn bằng chứng chỉ cho mỗi khóa học. Ví dụ, chương trình nâng cao

kỹnăng kinh doanh với mục tiêu đưa ra là “Nâng cao kinh doanh cho cán bộ quản lý và cán bộ, công nhân viên bán hàng”nhưng không đề cập đến là những kỹnăng

gì cần đạt được, đối tượng là những ai ...

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng trị (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)