(ĐVT: Lượt người)
Bộ phận
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Nhu
cầu Thực tế Tỷ lệ Nhu cầu Thực tế Tỷ lệ Nhu cầu Thực tế Tỷ lệ Bộ phận quản lý 7 6 85,7 7 7 100,0 10 9 90,0
Nhân viên tại Bưu
điện tỉnh 23 20 87,0 42 40 95,2 48 45 93,8 Nhân viên tại Bưu
Cục, bưu điện VHX 275 253 92,0 244 239 98,0 273 265 97,1
Tổng 305 279 91,5 293 286 97,6 331 319 96,4
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính – Bưu điện tỉnh Quảng Trị)
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ công nhân viên về sự hợp lý trong việc lựa chọn đối tượng đểtham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng tại Bưu điện Quảng Trị cho kết quả tại biểu đồ 2.6. Qua đó, ta thấy có 55,79% ý kiến đánh giá là hợp lý, tuy nhiên có đến 27,37% ý kiến đánh giá là vẫn chưa thực sự hợp lý và 16,84% ý kiến
đánh giá là chưa hợp lý. Đây là điều mà Ban Giám đốc Bưu điện Quảng Trị cần xem xét trong việc cử cán bộtham gia các khóa đào tạo nhằm đạt được kết quả cao.
Biểu đồ 2.6: Sự hợp lý khi bố trí cán bộtham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng
(Nguồn: Điều tra khảo sát năm 2017 của tác giả)
2.2.4. Xây dựng nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo
Việc xây dựng nội dung đào tạo của Bưu điện luôn hướng tới việc đảm bảo chất
lượng cũng như phù hợp với nhu cầu đào tạo, mục tiêu đào tạo và đối tượng đào tạo. Nội dung các chương trình đào tạo cũng được tiến hành lựa chọn dựa vào kết quả xác
định nhu cầu và mục tiêu đào tạo và nội dung luôn đảm bảo sựcân đối giữa lý thuyết và thực hành, yêu cầu phù hợp với thực tế SXKD của Bưu điện nhằm làm cho người học tiếp thu và vận dụng nhanh chóng, hiệu quả vào thực tếsau đào tạo.
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng thực hiện ở Bưu điện qua 2 hình thức chủ
yếu là đào tạo ngắn hạn và đào tạo dài hạn. Các khóa đào tạo ngắn hạn như kỹnăng
bán hàng và tổ chức kinh doanh, kỹnăng quản lý và tổ chức kinh doanh tại các bưu điện văn hóa xã, kỹ năng bán hàng chủđộng, đào tạo sử dụng máy vi tính... với số
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
ngày từ 3-5 ngày. Hình thức đào tạo là tập trung tại Hội trường, phòng tin học của
Bưu điện hoặc các địa điểm bán hàng theo hình thức thực tế trong công việc.
Bảng 2.8: Công tác đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tại Bưu điện
giai đoạn 2014-2016
Nội dung đào tạo chủ yếu
Số khóa đào tạo Số ngày bình
quân/ khóa
Tổng số người được đào tạo
2014 2015 2016 2014 2015 2016 2014 2015 2016
Kỹ năng bán hàng và tổ chức kinh doanh tại Bưu điện VHX
2 2 3 4 3 3 55 48 85
Kỹ năng QL và tổ chức KD cho đội ngũ chuyên quản Bưu điện VHX
3 1 2 2 3 3 62 28 40
Kỹ năng bán hàng chủ
động 1 2 1 5 4 4 26 47 25 Đào tạo sử dụng máy vi
tính cho lực lượng
VHX
2 1 2 4 4 5 54 30 75
Tổng cộng 8 6 8 15 14 15 197 153 225
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính – Bưu điện tỉnh Quảng Trị)
Giai đoạn 2014 - 2016, Bưu điện tỉnh Quảng Trịđã tổ chức tổng cộng 22 khóa
đào tạo ngắn hạn, với tổng số lượt tham gia là 575 lượt người, chủ yếu là cho đội
ngũ nhân viên tại các bưu điện văn hóa xã ở các Huyện trong tỉnh. Các lớp đào này nhằm cung cấp các kiến thức và kỹ năng bán hàng, tổ chức quản lý kinh doanh và sử dụng các phần mềm mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc.
Các khóa đào tạo dài hạn như ngoại ngữ, tin học chuyên ngành, kếtoán trưởng và lý luận chính trị có thời gian từ 2-3 tháng nhằm cug cấp các kiến thức cũng như
kinh nghiệm bổ sung cho công việc của nhân viên. Phương pháp đào tạo chủ yếu là tập trung tại các Trường đại học ở các địa phương lân cận hoặc các Trung tâm đào
tạo, bỗi dưỡng liên kết với các Trường tổ chức tại Quảng Trị. Đối với hình thức đào
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
tạo dài hạn này, căn cứ vào các thông báo mở lớp của các Trung tâm gửi về hoặc các nhân viên có nhu cầu đề nghịxin được đi học bổsung, Ban Giám đốc sẽ xem xét tình hình thực tế tại từng bộ phận cụ thểđể cử nhân viên tham gia các lớp nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành được công việc.
Bảng 2.9: Công tác đào tạo, bồi dưỡng dài hạn tại Bưu điện
giai đoạn 2014-2016
Nội dung đào tạo chủ yếu
Số khóa đào tạo Số ngày bình
quân/ khóa
Tổng số người được đào tạo
2014 2015 2016 2014 2015 2016 2014 2015 2016
Ngoại ngữ 3 2 2 90 90 90 29 60 42
Tin học chuyên ngành 2 2 3 90 90 90 32 36 19
Đào tạo kế toán
trưởng 1 2 2 60 60 60 1 2 3 Đào tạo lý luận chính
trị 2 2 3 60 60 60 20 35 30
Tổng cộng 8 8 10 300 300 300 82 133 94
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính – Bưu điện tỉnh Quảng Trị)
Ngoài ra, có một số cán bộ nhân viên tự tham gia các lớp đào tạo liên thông, đại học hoặc cao học tại địa phương do các Trường Đại học tổ chức như Trường Đại học Kinh tế Huế, Trường Đại học Luật Huếđể bổsung các văn bằng như kế toán, quản trị
kinh doanh hay bằng Luật... Tuy nhiên, việc tham gia các khóa học này phần lớn các cán bộ nhân viên tự túc kinh phí và tự bố trí sắp xếp thời gian, công việc tham gia khóa học nhưng phải đảm bảo không đểảnh hưởng đến công việc.
2.2.5. Cơ sở vật chất và kinh phí phục vụđào tạo nguồn nhân lực
Cơ sở vật chất phục vụđào tạo
Đểđảm bảo cho công tác dạy và học của giáo viên và học viên trong đơn vịđặc biệt là các khóa học ngắn hạn, ban Giám đốc Bưu điện cũng như bộ phận đảm nhiệm
đào tạo đã chú trọng vào việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụđào tạo, về cơ bản là đáp ứng được và phù hợp với các khóa đào tạo. Với khóa đào tạo ngay tại
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Bưu điện tỉnh cho nhân viên: Có một phòng lớn, trang bị bảng, bút, bàn ghế, máy vi tính, máy chiếu… Tại các bộ phận văn phòng và quản lý có trang bị các máy móc hiện đại để người học làm việc và phục vụ việc kèm cặp tại chỗ như: máy vi tính,
máy fax…
Kinh phí đào tạo
Kinh phí đào tạo do nhân viên chuyên trách về đào tạo dự tính, nguồn kinh phí
đào tạo là do Bưu điện Việt Nam phân bổhàng năm cho công tác đào tạo tại mỗi tỉnh. Bên cạnh đó, Bưu điện Quảng Trị còn trích một phần từ doanh thu để chi cho hoạt
động đào tạo, hạch toán vào chi phí. Thông thường nhân viên chuyên trách vềđào tạo sẽ lập bảng chi phí đào tạo dựa trên việc xác định nhu cầu đào tạo từ các bộ phận và kế
hoạch đào tạo của công ty. Đối với tất cảcác chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn
dưới 3 tháng thì chủ yếu do bưu điện chịu hoàn toàn chi phí. Do đó hàng năm bưu điện dựtrù kinh phí đào tạo bằng cách:
- Đối với đào tạo ngắn hạn trong công việc: thì căn cứ vào quy định của
bưu điện về việc trả lương cho cán bộ kiêm chức và chi phí tiền lương cho nhân viên trong thời gian đi học.
- Đối với đào tạo dài hạn ngoài công việc: công ty liên hệ với các trường, các
Trung tâm đào tạo để dựtính chi phí đào tạo cần thiết.
Bảng 2.10: Tình hình sử dụng kinh phí đào tạo của Bưu điện qua các năm
(ĐVT: Triệu đồng)
STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Chi phí đàotạo kế hoạch 230 225 260 2 Chi phí đào tạo thực tế 216 198 247
3 Tình hình sử dụng (%) 93,91 88,00 95,00
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính – Bưu điện tỉnh Quảng Trị)
Ta thấy kinh phí đào tạo của công ty có sựthay đổi theo các năm, điều này cũng
dễ hiểu vì cán bộ phụtrách đào tạo căn cứ vào tình hình nhu cầu đào tạo hàng năm để
lập phương án tài chính cho việc đào tạo. Trong giai đoạn 2014 – 2016 thì năm 2016 là năm có nhu cầu vềkinh phí đào tạo cao nhất, chiếm 260 triệu động. Tình hình thực hiện so với kế hoạch đạt 95,00%. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Trên thực tế, năm 2016 cũng là năm có lượng nhu cầu đào tạo cao nhất trong 3
năm, với lượt đào tạo ngắn hạn là 225 lượt và đào tạo dài hạn là 94 lượt đào tạo. Đa
phần chi phí đào tạo theo hình thức này là do công ty chi trả toàn bộ, đối với cán bộ
nhân viên tham gia các khóa học dài hạn bên ngoài mà nhu cầu đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng của bưu điện thì bưu điện chi trả một phần, còn lại bản thân người
lao động tựý đi nâng cao trình độ với việc tham gia các lớp học bên ngoài thì phải tự
chi trả toàn bộkinh phí. Năm 2016, sốlượng cán bộ nhân viên tựđi học các lớp ngoài
như tin học, ngoại ngữ và tự chi trả học phí là 6 người (chiếm 6,38%), số lượng đi
học được Bưu điện chi trả một phần là 9 người (chiếm 9,57%), còn lại là Bưu điện chi trả toàn bộ kinh phí.