Mục tiêu của một số chương trình đào tạo tại Bưu điện Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng trị (Trang 64 - 67)

STT Chương trình đào tạo Mục tiêu

1 Nâng cao kỹnăng kinh

doanh

Nâng cao kinh doanh cho cán bộ quản lý và cán bộ, công nhân viên bán hàng

2 Quy trình nghiệp vụ

Bưu chính Hướng dẫn quy trình dịch vụBưu chính

3 Quy trình các dịch vụ đại lý

Hướng dẫn quy trình các dịch vụđại lý (như dịch vụ

Tiết kiệm Bưu điện, truyền hình trả tiền AVG, dịch vụ

Bảo hiểm nhân thọBưu chính, dịch vụ Bảo hiểm PTI... 4 Quản trịcơ sở dữ liệu,

phần mềm các dịch vụ

Quản trịcơ sở dữ liệu, hướng dẫn tác nghiệp trên phần mềm

5 Hội nghị khách hàng

một số dịch vụ Hội thảo triển khai dịch vụ 6 Hội nghị chất lượng

Hội thảo đánh giá công tác chất lượng các dịch vụ của

Bưu điện, nêu những mặt đạt được, mặt tồn tại cần khắc phục

7

Tập huấn An toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ

Nắm bắt được an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, quy trình thực hiện khi xảy ra tai nạn lao động

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính – Bưu điện tỉnh Quảng Trị)

Đối với các cán bộ, nhân viên thì mục tiêu tham gia các khóa học có phần khác so với mục tiêu của đơn vị đặt ra. Thực hiện tốt hơn công việc hiện tại dường

như là mục tiêu hàng đầu của các đối tượng được hỏi, chiếm đến 82,11% trong tổng số các mục tiêu đưa ra. Tiếp đến là mục tiêu được tăng lương và nhu cầu thăng tiến lần lượt chiếm tỷ lệ 69,47% và 62,63%. Đây là tỷ lệ khá cao và hợp lý đối với mục tiêu của người lao động. Việc tham gia đào tạo và bồi dưỡng hiện nay ở hầu hết các

cơ quan, tổ chức đều vì muốn thực hiện công việc một các tốt nhất, tránh xảy ra sai sót và cập nhật được các kiến thức mới, chương trình làm việc mới mà đơn vị áp dụng. Đồng thời, việc tăng lương và thăng tiến luôn là mục tiêu cấp thiết của người

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

lao động hiện nay, đó cũng là động lực để họ cố gắng vươn lên và hoàn thành các nhiệm vụđơn vị giao.

Biểu đồ 2.5: Các mục tiêu của người lao động khi tham gia

khóa đào tạo, bồi dưỡng

(Nguồn: Điều tra khảo sát năm 2017 của tác giả)

2.2.3. Xác định đối tượng đào tạo nguồn nhân lực

Tất cả người lao động đều là đối tượng có khả năng được cử đi đào tạo. Căn

cứ vào bản đánh giá thực hiện công việc và đề nghị của trưởng các phòng ban, các

Bưu điện tuyến huyện, Ban giám đốc sẽ ra quyết định ai được đi đào tạo. Tuy nhiên

cũng phải có sự cân nhắc giữa kế hoạch phát triển của đơn vị và nhu cầu đào tạo của cá nhân.

- Đối với các đối tượng được đào tạo bên ngoài như nâng cao trình độtrên đại học hoặc bổ sung các nghiệp vụ, các văn bằng chứng chỉ cần thiết cho quá trình làm việc như: chứng chỉ kế toán thuế, chứng chỉ công nghệ thông tin… Bưu điện sẽ có sự cân nhắc (vì chi phí cho các khoá đào tạo này cao hơn so với những khoá đào

tạo khác) và lựa chọn ra các điều kiện sau:

+ Tư cách đạo đức tốt, lao động có kỷ luật, có năng suất, chất lượng công việc tốt, đã làm việc ơ Bưu điện được 3 năm trở lên, có đơn xin đi học theo đúng ngành

nghề cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

+ Phải có đơn cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ phục vụ lâu dài cho đơn vị tối thiểu là 3 năm. Vì đây là khoá học dài hạn nên số lượng người được cử đi học bị

hạn chế không quá 10% sốngười trong Bưu điện, chỉ cửđi đào tạo dài hạn đối với nữdưới 45 tuổi và nam là dưới 50 tuổi (trừ cán bộ quản lý cần phải đi học để nâng cao kỹnăng quản lý). Điều kiện này đã dẫn đến tình trạng là cán bộ công nhân viên khi có nhu cầu đào tạo họ sẽ tự nguyện bỏ tiền ra học vì họ không muốn bị ràng buộc. Và thực tế có một số cán bộ sau khi đào tạo xong họ đã chuyển đến làm việc

ở một chỗ khác với mức lương cao hơn.

Với đào tạo bên ngoài, chuyên viên nhân sự đảm bảo liên hệ với các tổ chức cung cấp hoạt động đào tạo để lựa chọn khóa, thời gian đào tạo để lập quyết định cử đi học trình Ban giám đốc phê duyệt. Kết thúc khoá học các văn bằng, chứng chỉ sẽ được chuyển đến phòng Tổ chức – Hành chính để cập nhật hồsơ cá nhân.

- Đối với đào tạo nội bộ trong Bưu điện như: bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng sử dụng máy móc công nghệ, kỹ năng bán hàng…cần có các tiêu chuẩn sau:

+ Là nhân viên chính thức của Bưu điện, không vi phạm kỷ luật lao động. + Có nhu cầu đào tạo để nâng cao trình độ, kỹnăng.

Với đào tạo nội bộ, trưởng phòng Tổ chức – Hành chính, chuyên viên nhân sự

cùng với các trưởng phòng liên quan lập chương trình đào tạo với thời gian cụ thể

trình Ban giám đốc phê duyệt và thông báo đến các nhân viên liên quan tối thiểu một tuần trước thời gian dự kiến đào tạo. Nếu thấy cần thiết Ban giám đốc có thể

yêu cầu những người liên quan chuẩn bị tài liệu trước để phê duyệt. Tài liệu đào tạo sẽđược kiểm soát theo quy trình kiểm soát tài liệu.

- Đối với các chương trình đào tạo ngắn hạn thì Bưu điện không đòi hỏi cao, tất cả mọi người đều có thểđược đi đào tạo nhưng phải phục vụ cho đơn vị mình.

Xét về quy trình và cách thức lựa chọn đối tượng đào tạo của Bưu điện có thể

nói là khá chặt chẽ. Nhưng trên thực tế thì không phải việc lựa chọn đối tượng đào

tạo theo cách thức Bưu điện đang thực hiện lại lúc nào cũng cho hiệu quả cao. Bởi vì có nhiều nhân viên trong Bưu điện có nhu cầu được đào tạo với mong muốn nâng

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

cao trình độcho mình để làm việc tốt hơn nhưng họ lại không được chọn đểđào tạo vì nhiều lý do khác nhau như: con nhỏ, tuổi cao, không có ấn tượng tốt với cấp trên…Bên cạnh đó có những nhân viên không có nhu cầu đào tạo vì họ bận việc gia

đình, ngại học, cho rằng việc đào tạo không có ích với họnhưng lại vẫn được chọn

để đào tạo. Điều đó dẫn đến những bất bình trong đơn vị và sự lãng phí nguồn đầu

tư cho công tác đào tạo. Như vậy, việc lựa chọn đối tượng đào tạo của Bưu điện còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới Ban giám đốc Bưu điện cần phối với phòng Tổ

chức – Hành chính xây dựng và bổ sung các điều kiện để có thểthu hút được nhiều

người tham gia đào tạo và lựa chọn đúng đối tượng đào tạo nhằm giúp nhân viên sau mỗi khóa đào tạo có thể làm tốt công việc của mình.

Nhìn chung, công tác lựa họn đối tượng đào tạo của Bưu điện tỉnh Quảng Trị là

khá rõ ràng, xác định tiêu chuẩn đào tạo cụ thể cho từng đối tượng. Tùy theo từng

giai đoạn cụ thể mà Bưu điện tiến hành lựa chọn đối tượng tào tạo cho phù hợp với

tình hình lao động của đơn vị. Tỷ lệ số lao động được đào tạo của Bưu điện so với nhu cầu đạt kết quả cao, trên 90% so với nhu cầu đăng ký đề xuất. Năm 2015, tỷ lệ này đạt đến 97,6%. Ban giám đốc cần có các biện pháp và chính sách đào tạo, phát triển nguồn lao động cho phù để nâng cao tỷ lệ nhân viên được đào tạo đồng thời

nâng cao năng suất lao động của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng trị (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)