Khái niệm tranh chấp đầu tư quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư trong evfta thuận lợi và thách thức đối với việt nam (Trang 28 - 29)

9. Kết cấu của Luận văn

1.2.1. Khái niệm tranh chấp đầu tư quốc tế

Dưới góc độ pháp lý, tranh chấp là mâu thuẫn giữa quyền lợi giữa hai hoặc nhiều bên, phát sinh khi một bên đưa ra khẳng định về quyền lợi của mình trong đơn kiện chống lại bên kia và nộp lên cơ quan có thẩm quyền thụ lí vụ việc. Từ điển Thuật ngữ Pháp Việt giảng nghĩa “tranh chấp” (Litige) là “vụ tranh chấp khi mà một người không được hưởng một quyền hay lợi ích hợp pháp của mình bằng thỏa thuận và dự định đưa vụ việc ra Tòa án yêu cầu phân xử. Thuật ngữ, mặc dù rất rộng, nhưng đồng nghĩa với vụ kiện” (Nhà pháp luật Việt Pháp, 2009, tr. 516).

Tranh chấp đầu tư quốc tế được định nghĩa là tranh chấp phát sinh giữa quốc gia tiếp nhận đầu tư với quốc gia khác, hoặc tranh chấp phát sinh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư (Dolzer & Schreuer, 2012, tr. 232-235). Trong phạm vi bài viết, nhóm nghiên cứu sẽ chỉ đề cập đến tranh chấp đầu tư quốc tế phát sinh giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia tiếp nhận đầu tư. Tác giả Nguyễn Minh Hằng cho rằng tranh chấp đầu tư quốc tế chính là “sự bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi hoặc nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quan hệ đầu tư quốc tế” (Nguyễn Minh Hằng, 2017, tr. 32). Như vậy, tranh chấp đầu tư quốc tế có thể là

20

tranh chấp giữa các nhà nước có liên quan đến hoạt động đầu tư (do vi phạm các quy định của điều ước quốc tế về đầu tư); tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu tư; tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Trong phạm vi Luận văn này, tác giả sẽ chỉ đề cập đến cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài với Nhà nước tiếp nhận đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư trong evfta thuận lợi và thách thức đối với việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)