9. Kết cấu của Luận văn
2.1.2.1. Nhà đầu tư được bảo vệ
Các quy định về giải quyết tranh chấp bởi Hội đồng tài phán về đầu tư được áp dụng đối với “các tranh chấp giữa nguyên đơn của Bên này và Bên kia liên quan đến bất kỳ biện pháp nào có dấu hiệu vi phạm […]” (khoản 1, Điều 1, Tiểu mục 1). Như vậy, các quy định về giải quyết tranh chấp không áp dụng cho mọi loại chủ thể. Cụ thể hơn, các quy định này chỉ áp dụng khi các bên tranh chấp không có cùng quốc tịch. Như vậy, cần phải xác định thế nào là “Bên Việt Nam” và “Bên EU”. Vấn đề này được quy định tại khoản 4 Điều 1, theo đó thể nhân của Liên minh châu Âu là cá nhân mang quốc tịch của một quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu theo quy đinh pháp luật của quốc gia đó và thể nhân của Việt Nam là cá nhân mang quốc tịch Việt Nam theo quy định pháp luật của Việt Nam (điểm a). Trong khi đó pháp nhân của Liên minh châu Âu hoặc pháp nhân của Việt Nam là
38
pháp nhân được thành lập theo quy định pháp luật của quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu hoặc của Việt Nam tương ứng và tham gia vào các hoạt động kinh doanh tương ứng trong lãnh thổ của Liên minh châu Âu và của Việt Nam (điểm c). Tuy nhiên, EVFTA lại không có quy định trong trường hợp nguyên đơn là thể nhân hoặc pháp nhân Việt Nam còn bị đơn là EU thì bị đơn sẽ là bản thân EU hay một Quốc gia cụ thể của EU.
Ngoài ra, điểm p, đoạn 4, Chương I về các quy định chung xác định nhà đầu tư được EVFTA khuyến khích và bảo hộ bao gồm nhà đầu tư cá nhân và pháp nhân của một bên ký kết đang tìm kiếm cơ hội đầu tư, đang thiết lập đầu tư hoặc đã có khoản đầu tư đang được thực hiện trên lãnh thổ của bên ký kết khác. Cá nhân là nhà đầu tư của một bên ký kết khi có tư cách công dân theo pháp luật của bên đó. Pháp nhân là nhà đầu tư của một bên ký kết khi thành lập theo pháp luật của bên đó và có hoạt động kinh doanh thực sự trên lãnh thổ của bên đó. Cần lưu ý rằng nhà đầu tư chỉ được sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp để chống lại Quốc gia mà mình không có quốc tịch.
Hiện nay do xu thế nới lỏng các quy định về quốc tịch18 nên một chủ thể có thể có đồng thời nhiều quốc tịch khác nhau, khi đó sẽ đặt ra vấn đề về quốc tịch hữu ích. Chẳng hạn, một nhà đầu tư thể nhân có đồng thời quốc tịch Việt Nam và quốc tịch Pháp đầu tư vào Việt Nam. Nhà đầu tư cho rằng Chính phủ Việt Nam đã tước đoạt quyền sở hữu của mình nên khởi kiện Nhà nước Việt Nam ra Hội đồng tài phán về đầu tư. Câu hỏi đặt ra là nhà đầu tư này có được khởi kiện Nhà nước Việt Nam hay không? Nếu nhà đầu tư chỉ có quốc tịch Pháp thì câu trả lời là có và nếu nhà đầu tư chỉ có quốc tịch Việt Nam thì câu trả lời là không. Tuy nhiên, nhà đầu tư có đồng thời hai quốc tịch nên phải xác định quyền khởi kiện theo một trong hai quốc tịch. Vấn đề là quốc tịch nào sẽ được sử dụng? EVFTA không có quy định cụ thể đối với trường hợp này mà dẫn chiếu tới pháp luật quốc gia. Cụ thể, thể nhân
18 Pháp luật của các quốc gia có những quy định rất khác nhau về vấn đề quốc tịch. Tựu chung có ba nhóm. Nhóm thứ nhất cho phép có nhiều quốc tịch (nhóm này đang ngày càng nhiều hơn, như Mỹ, Pháp). Nhóm thứ hai cấm có hơn một quốc tịch (nhóm này có xu hướng ít đi, như Triều Tiên, Trung Quốc). Nhóm thứ ba hỗn hợp, theo đó người nước ngoài khi nhập quốc tịch của nước mình thì phải từ bỏ quốc tịch gốc, nhưng
39
của Việt Nam là cá nhân mang quốc tịch Việt Nam theo quy định pháp luật của Việt Nam. Tương tự như vậy đối với thể nhân của EU. Như vậy, việc mang quốc tịch của một quốc gia chưa đủ để khẳng định một chủ thể có quyền khởi kiện hay không, mà còn phải xem quốc tịch đó theo pháp luật của nước mà cá nhân đó mang quốc tịch. Theo pháp luật Việt Nam, người có nhiều quốc tịch trong đó có quốc tịch Việt Nam thì người đó không được coi là người nước ngoài (khoản 1, Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008).
Tương tự, đối với pháp nhân, quốc tịch của quốc gia thành viên là chưa đủ mà pháp nhân còn phải “tham gia vào các hoạt động kinh doanh tương ứng trong lãnh thổ của Liên minh châu Âu và của Việt Nam”. Quy định này nhằm phòng ngừa khả năng các tập đoàn đa quốc gia cơ cấu các khoản đầu tư của mình bằng cách góp vốn vào các công ty hoặc thành lập các chi nhánh ở nhiều quốc gia khác nhau để có “quốc tịch hữu ích” để có quyền khởi kiện. Đây là một quy định hết sức cần thiết nhằm phòng ngừa hiện tượng treaty shopping. Bên cạnh đó, EVFTA còn có các quy định rõ hơn về trường hợp pháp nhân được đăng ký thành lập ở một nước nhưng lại bị kiểm soát hoặc nắm giữ bởi một chủ thể không có quốc tịch của quốc gia thành viên EVFTA. Các khái niệm về “thuộc sở hữu của” và “bị kiểm soát bởi” đã được quy định rõ hơn. Cụ thể, pháp nhân được coi là “thuộc sở hữu của” các thể nhân hoặc pháp nhân của một trong các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và của Việt Nam nếu các thể nhân của quốc gia thành viên đó hoặc một quốc gia thành viên nào đó hoặc của Việt Nam tương ứng là chủ sở hữu thụ hưởng của nhiều hơn 50 phần trăm số vốn góp vào pháp nhân đó. Tương tự, pháp nhân được coi là “bị kiểm soát” bởi các thể nhân hoặc pháp nhân của một trong các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và của Việt Nam nếu các thể nhân hoặc pháp nhân đó có đủ thẩm quyền bổ nhiệm phần lớn các giám đốc hoặc bằng cách nào khác để điều hành các hoạt động của pháp nhân này một cách hợp pháp (điểm d, Điều 1).