9. Kết cấu của Luận văn
1.2. Khái quát về tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và
và Nhà nước tiếp nhận đầu tư
1.2.1. Khái niệm tranh chấp đầu tư quốc tế
Dưới góc độ pháp lý, tranh chấp là mâu thuẫn giữa quyền lợi giữa hai hoặc nhiều bên, phát sinh khi một bên đưa ra khẳng định về quyền lợi của mình trong đơn kiện chớng lại bên kia và nộp lên cơ quan có thẩm quyền thụ lí vụ việc. Từ điển Thuật ngữ Pháp Việt giảng nghĩa “tranh chấp” (Litige) là “vụ tranh chấp khi mà một người khơng được hưởng một quyền hay lợi ích hợp pháp của mình bằng thỏa thuận và dự định đưa vụ việc ra Tòa án yêu cầu phân xử. Thuật ngữ, mặc dù rất rộng, nhưng đồng nghĩa với vụ kiện” (Nhà pháp luật Việt Pháp, 2009, tr. 516).
Tranh chấp đầu tư quốc tế được định nghĩa là tranh chấp phát sinh giữa quốc gia tiếp nhận đầu tư với quốc gia khác, hoặc tranh chấp phát sinh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư (Dolzer & Schreuer, 2012, tr. 232-235). Trong phạm vi bài viết, nhóm nghiên cứu sẽ chỉ đề cập đến tranh chấp đầu tư quốc tế phát sinh giữa nhà đầu tư nước ngồi với q́c gia tiếp nhận đầu tư. Tác giả Nguyễn Minh Hằng cho rằng tranh chấp đầu tư q́c tế chính là “sự bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi hoặc nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quan hệ đầu tư quốc tế” (Nguyễn Minh Hằng, 2017, tr. 32). Như vậy, tranh chấp đầu tư q́c tế có thể là
20
tranh chấp giữa các nhà nước có liên quan đến hoạt động đầu tư (do vi phạm các quy định của điều ước quốc tế về đầu tư); tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu tư; tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Trong phạm vi Luận văn này, tác giả sẽ chỉ đề cập đến cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư q́c tế giữa nhà đầu tư nước ngồi với Nhà nước tiếp nhận đầu tư.
1.2.2. Đặc điểm của tranh chấp đầu tư quốc tế
Tranh chấp đầu tư q́c tế có một sớ đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, cơ sở pháp lý của quyền khởi kiện là hiệp định về đầu tư. Trong
tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài cho rằng Nhà nước tiếp nhận đầu tư đã vi phạm cam kết quốc tế trong hiệp định đầu tư mà q́c gia đó đã ký kết với quốc gia mà nhà đầu tư mang quốc tịch. Thơng thường, các Hiệp định về đầu tư có quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện Nhà nước tiếp nhận đầu tư ra trọng tài quốc tế. Cần lưu ý rằng quyền khởi kiện này chỉ dành cho nhà đầu tư nước ngồi, chứ khơng dành cho nhà đầu tư trong nước. Nói cách khác, nhà đầu tư trong nước khơng được quyền khởi kiện Nhà nước mà mình có q́c tịch ra trọng tài. Ngoài ra, Nhà nước cũng không được quyền khởi kiện nhà đầu tư nước ngoài ra trọng tài, tuy nhiên Nhà nước có thể, tùy theo Hiệp định về đầu tư, có quyền phản tớ. Khi phát hiện thấy nhà đầu tư vi phạm các cam kết về đầu tư, thì Nhà nước sẽ sử dụng các cơ chế giải quyết trong nội luật để giải quyết (cơ chế hành chính hoặc tịa án q́c gia). Quyền khởi kiện ra trọng tài dành riêng cho nhà đầu tư nước ngồi này được giải thích bởi triết lý là hiệp định đầu tư quốc tế được ký kết giữa các chủ thể cơng, nhưng vì mục đích của nó là điều chỉnh quan hệ giữa nhà đầu tư mang q́c tịch của một bên và bên cịn lại trong hiệp định nên nội dung của nó là những cam kết một chiều, với một bên mang nghĩa vụ là quốc gia nước sở tại và bên hưởng quyền là nhà đầu tư nước ngồi. Vì lí do này mà nhà đầu tư nước ngoài được hưởng các quyền pháp lí q́c tế mà q́c gia sở tại khơng có quyền hưởng và cịn phải đảm bảo quyền đó được thực hiện.
21
Thứ hai, nguồn luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế bao
gồm nhiều loại, từ hiệp định đầu tư quốc tế, pháp luật nội địa quốc gia, tập quán quốc tế, các nguyên tắc chung của công pháp quốc tế tuyên bố đơn phương của quốc gia, cho đến nguồn bổ trợ như các học thuyết và án lệ. Trong các nguồn cơ bản, các hiệp định đầu tư là nguồn phổ biến nhất.
Thứ ba, có sự bất cân xứng về địa vị pháp lý và quyền lực giữa các bên trong
tranh chấp. Các bên trong tranh chấp đầu tư q́c tế là nhà đầu tư nước ngồi (chủ thể tư) và Nhà nước tiếp nhận đầu tư (chủ thể công). Nhà nước mạnh thế hơn nhà đầu tư ở chỡ Nhà nước có quyền lực cơng và có thể được hưởng quyền miễn trừ trong khi Nhà đầu tư, trong khá nhiều trường hợp, lại có thể mạnh thế hơn Nhà nước ở khía cạnh kinh tế và kinh nghiệm. Nhà đầu tư q́c tế có thể là các tập đồn đa q́c gia hùng mạnh về kinh tế đầu tư ở nhiều quốc gia khác nhau nên có kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp đầu tư q́c tế hơn q́c gia. Chính sự bất cân xứng về quyền lực này giải thích cho sự ra đời của cơ chế trọng tài đầu tư quốc tế, vốn là một thiết chế không thuộc một quốc gia nào để đảm bảo vấn đề khách quan và vô tư. Ngồi ra, nhiều hiệp định cịn quy định phán quyết trọng tài khi có hiệu lực thi hành sẽ tạo ra nghĩa vụ trực tiếp đới với q́c gia để phịng ngừa khả năng quốc gia viện dẫn quyền miễn trừ thi hành. Để phòng ngừa nhà đầu tư nước ngồi lạm dụng quyền tớ tụng ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà nước tiếp nhận đầu tư, các hiệp định về đầu tư cũng có quy định về từ chới lợi ích và phịng ngừa thay đởi quốc tịch để tái cân bằng quyền lực giữa các bên.
Thứ tư, đối tượng của tranh chấp đầu tư quốc tế thường là khoản đầu tư được
bảo hộ. Các hiệp định thường đưa ra định nghĩa về tài sản và một danh sách liệt kê các loại tài sản được coi là nguồn lực được phép sử dụng để đầu tư, và đó cũng chính là cơ sở để xác định khoản đầu tư sẽ được bảo hộ trong trường hợp pháp sinh tranh chấp. Trên cơ sở đó, hiệp định quy định thêm về chế độ sở hữu được phép đới với nguồn lực đó, có thể là thuộc “sở hữu hay kiểm soát, gián tiếp hoặc trực tiếp” của nhà đầu tư.
22
1.2.3. Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế được hiểu là các cách thức, biện pháp, trình tự thủ tục mà các bên tranh chấp sử dụng để giải quyết tranh chấp của mình. Tranh chấp về đầu tư có thể thuộc ba loại, đó là tranh chấp giữa các q́c gia, tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với Nhà nước tiếp nhận đầu tư và tranh chấp giữa các nhà đầu tư với nhau. Vì vậy, với mỡi loại tranh chấp thì cơ chế giải quyết cũng có thể khác nhau. Trong phạm vi Luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư với Nhà nước tiếp nhận đầu tư.
1.2.4. Tình hình tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước Việt Nam
Là một q́c gia có nền kinh tế mở mà tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã và đang có các chính sách thu hút đầu tư nước ngồi. Việc ký kết các điều ước quốc tế, các thỏa thuận mang tính hợp đồng q́c tế ngày một nhiều với những cam kết mạnh mẽ về bảo hộ đầu tư6 đã đem lại nhiều cơ hội và tác động tích cực đáng kể cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là việc thu hút các nguồn lực cho các dự án hợp tác đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên, cùng với đó là sự gia tăng các tranh chấp về đầu tư. Các khiếu nại, bất đồng, tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngồi với Chính phủ trên cơ sở điều ước q́c tế hoặc thỏa thuận mang tính hợp đồng ngày một gia tăng về số lượng và phức tạp hơn về nội dung, tính chất vụ việc. Tính đến giữa năm 2015, Bộ Tư pháp đã và đang phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tham gia giải quyết 6 vụ nhà đầu tư nước ngồi kiện Chính phủ Việt Nam ra Hội đồng trọng tài quốc tế (Vũ Thị Hường, 2016, tr. 3). Trong đó, có 2 vụ Chính phủ Việt Nam
6 Đến nay, Việt Nam đã ký hơn 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương (BIT); nhiều hiệp định đầu tư khu vực (như Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN, Hiệp định về đầu tư ASEAN – Trung Quốc và Hiệp định về đầu tư ASEAN – Hàn Quốc); 8 hiệp định thương mại tự do (FTA) (như BTA Việt Nam – Hoa Kỳ; FTA giữa ASEAN và các nước đối tác)... Trong các văn kiện này đều có những cam kết bảo hộ mạnh mẽ các khoản đầu tư của các nhà đầu tư nước ngồi. Ví dụ Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000, có những quy định mang tính ngun tắc về về công khai, minh bạch, về đối xử quốc gia (NT), đối xử tối huệ quốc (MFN), đối xử công bằng, thỏa đáng và bảo hộ an tồn, đầy đủ… Bên cạnh đó, để phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian qua, Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tham gia nhiều giao dịch dân sự với các đới tác nước ngồi như ký kết các thỏa thuận vay, thư bảo lãnh Chính phủ,
23
giành thắng lợi7, 1 vụ hòa giải thành và 3 vụ đang trong q trình tớ tụng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc khiếu nại, tiền tranh chấp có yếu tớ nước ngoài với cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, nhiều chương trình, dự án đầu tư có sự tham gia của đới tác nước ngồi cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tranh chấp với Chính phủ nếu trong q trình tở chức triển khai thực hiện, các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam không thực hiện nghiêm túc các cam kết.