9. Kết cấu của Luận văn
1.4.1. Hoàn cảnh ra đời EVFTA
Việt Nam và EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 28/11/1990. Đến năm 1995, hai bên ký kết Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam – EC, đặt cột mốc quan trọng xúc tiến quan hệ giữa hai bên. Kể từ đó đến nay, Việt Nam và EU đã đàm phán nhiều thỏa thuận quan trọng, đưa mối quan hệ Việt Nam – EU trở thành quan hệ đối tác toàn diện và bền vững, trên tinh thần ổn định lâu dài và tin cậy lẫn nhau, vì hòa bình, hợp tác và phát triển phồn vinh trong các thập kỷ của thế kỉ XXI. Riêng trong lĩnh vực kinh tế, EU là đối tác thương mại lớn thứ hai (sau Trung Quốc) và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Mỹ) của Việt Nam. Theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu trong năm 2017 đạt 50,46 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm trước 2016 và chiếm 11,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Việt Nam luôn đánh giá EU là đối tác quan trọng hàng đầu trong hợp tác, phát triển. Việt Nam chú trọng đẩy mạnh quan hệ với các thể chế của EU như Hội đồng, Nghị viện, Ủy ban Châu Âu, cũng như thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương với nước thành viên EU.
Trước nhu cầu đẩy mạnh hợp tác thương mại song phương, Việt Nam và EU đã chính thức khởi động đàm phán FTA song phương từ tháng 10/2010. Trải qua 14 vòng đàm phán, FTA đã được ký kết thúc đàm phán vào ngày 02/12/2015, tại Brussels. Hiện tại hai bên đang rà soát lại Hiệp định để tiến tới ký kết chính thức vào năm 2018. Nội dung của Hiệp định gồm: Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa; Biện pháp khắc phục thương mại; Hải quan và tạo thuận lợi trong thương mại; Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch; Thương
34
mại dịch vụ, đầu tư và thương mại điện tử; Mua sắm công; Các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp được hưởng đặc quyền hoặc đặc ân và các tổ chức độc quyền; Chính sách cạnh tranh; Sở hữu trí tuệ; Hàng rào phi thuế quan đối với thương mại và đầu tư trong sản xuất năng lượng tái tạo; Thương mại và phát triển bền vững; Hợp tác và nâng cao năng lực; Giải quyết tranh chấp; Thể chế, tổng quát và điều khoản cuối cùng. Các quy định về ISDS nằm chủ yếu trong Phần thứ 8 về Thương mại dịch vụ, đầu tư và thương mại điện tử.