Thiếu quy tắc tố tụng riêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư trong evfta thuận lợi và thách thức đối với việt nam (Trang 74 - 75)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2. Nhược điểm của ISDS trong EVFTA

3.2.4. Thiếu quy tắc tố tụng riêng

EVFTA khơng có bộ quy tắc riêng để điều chỉnh một cách xun śt những trình tự, thủ tục trong cơ quan GQTC. EVFTA vay mượn một số quy định từ cơ chế ISDS truyền thớng là Quy tắc ICSID và UNCITRAL, trong đó có thể kể đến: (i) thủ tục nộp đơn quy định tại khoản 2, Điều 7, mục 3, chương II, phần 8 của EVFTA vay mượn từ Quy tắc ICSID và Quy tắc UNCITRAL; (ii) minh bạch hóa quy định tại Điều 20, Mục 3, Chương II, Phần 8 EVFTA vay mượn từ Quy tắc UNCITRAL; (iii) điều kiện để phúc thẩm Điểm c, Khoản 1, Điều 28, Mục 3, Chương II, Phần 8 EVFTA dựa vào Điều 52 Cơng ước ICSID. Những vay mượn này có thể dẫn đến một sớ khó khăn trong q trình xét xử.

Thứ nhất, việc vay mượn này tạo nên sự không thống nhất trong tố tụng. Đối

với thủ tục nộp đơn khởi kiện, Khoản 2, Điều 7, Mục 3, Chương II, Phần 8 EVFTA cho phép nguyên đơn nộp đơn khởi kiện theo một trong bốn phương thức sau: bộ quy tắc trọng tài ICSID, bộ quy tắc trọng tài ICSID mở rộng, bộ quy tắc trọng tài UNCITRAL hoặc theo nguyên tắc mà các đương sự tự thoả thuận. Có một thực tế là phần lớn những Hiệp định bảo hộ đầu tư song phương đều có quy định tương tự, tức là cho phép các bên đương sự lựa chọn sử dụng những bộ quy tắc trọng tài để giải quyết tranh chấp, và điều này không đặt ra khó khăn trong thực tiễn. Tuy nhiên, cơ quan giải quyết tranh chấp trong EVFTA là hội đồng tài phán hai cấp mang mầu sắc quốc gia, nên các quy trình tớ tụng của các phương thức trước đây áp dụng cho chúng sẽ là khơng hồn tồn phù hợp. Lẽ ra các Hội đồng tài phán này cần phải có một bộ quy tắc tớ tụng của riêng mình phù hợp với tính chất đặc thù của mình. Báo cáo do nhóm nghiên cứu Barry Appleton, Sean Stephenson và các cộng sự tiến hành đã chỉ ra rằng việc vay mượn quy trình tớ tụng của trọng tài có thể gây ảnh hưởng tới sự hiệu quả và tính trung lập của hệ thớng tài phán đầu tư (Investment Treaty Group, 2016, tr. 66). Cụ thể, việc cho phép sử dụng nhiều bộ quy tắc khác nhau sẽ gây nên sự khó khăn trong việc kiểm sốt quy trình tớ tụng, từ đó có thể khiến việc xét xử trở nên kém hiệu quả. Đồng thời, tính trung lập của cơ

66

chế giải quyết tranh chấp trong EVFTA cũng bị ảnh hưởng vì lý do khơng sở hữu một bộ quy tắc tớ tụng của riêng mình, mà phải dựa vào quy tắc của những cơ chế ISDS truyền thống.

Thứ hai, theo Investment Treaty Group (2016, tr. 55), Hội đồng tài phán trong

hệ thống tài phán đầu tư dường như đã được trao một quyền năng quá lớn trong việc có thể sửa đởi những quy tắc trọng tài được các bên lựa chọn trong thủ tục nộp đơn khởi kiện. Cụ thể, Khoản 4, Điều 7, Mục 3, Chương II, Phần 8 EVFTA quy định: “Các quy tắc về giải quyết tranh chấp nêu tại khoản 2 áp dụng phù hợp với các quy tắc nêu tại Chương này, được bổ sung bởi bất kỳ quy tắc nào do Ủy ban Thương mại, Hội đồng xét xử hoặc Hội đồng xét xử phúc thẩm thông qua”. Nghiên cứu của C. Titi (2016, tr. 30) cho rằng việc EVFTA cho phép các bên sử dụng quy tắc tố tụng của những cơ chế ICSID và UNCITRAL, nhưng lại đồng thời yêu cầu việc sử dụng đó phải phù hợp với quy định tại EVFTA, và còn cho phép Ủy ban Thương mại, Hội đồng tài phán hoặc Hội đồng tài phán phúc thẩm bổ sung quy tắc trong trường hợp cần thiết đã hàm ý rằng Hiệp định EVFTA có thể sửa đởi Cơng ước ICSID và Quy tắc UNCITRAL. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sửa đổi phải tuân theo Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế (Vienna Convention on the Law of Treaties – Công ước Viên). Cụ thể, theo Điều 41 Công ước Viên về những hiệp định có mục đích sửa đởi những điều ước q́c tế đa phương giữa một số bên với nhau, những trường hợp để hai hay nhiều bên của một điều ước quốc tế đa phương A có thể ký kết một điều ước q́c tế B có mục đích sửa đởi điều ước q́c tế A là: (i) điều ước quốc tế A cho phép sửa đổi, hoặc (ii) điều ước quốc tế A không cấm về việc sửa đổi nhưng việc sửa đởi đó (a) khơng gây ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các bên khác và (b) không gây mâu thuẫn với tổng thể các quy định trong điều ước quốc tế đó. Có thể thấy rằng, việc sửa đổi của cơ quan trong EVFTA đối với quy tắc trong ICSID sẽ không thuộc trường hợp nào được nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư trong evfta thuận lợi và thách thức đối với việt nam (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)