9. Kết cấu của Luận văn
3.2. Nhược điểm của ISDS trong EVFTA
3.2.3. Chính trị hóa tranh chấp đầu tư
Việc thành viên Hội đồng tài phán được chỉ định bởi Ủy ban Thương mại hỡn hợp có ưu điểm là tái cân bằng quyền của các bên, nhưng cũng có nhược điểm kiến nhiều người lo ngại, đó là nguy cơ chính trị hóa tranh chấp đầu tư, bởi thành viên Hội đồng tài phán được chỉ định hoàn tồn bởi Nhà nước, chứ khơng phải bởi các bên tranh chấp (Nhà nước và Nhà đầu tư). Nguyên đơn là nhà đầu tư và các bên đương sự khác không được can thiệp vào việc chỉ định. Điều này có thể gây ra sự thiên vị cho q́c gia khi quốc gia là bị đơn và nguyên đơn nhà đầu tư.
Theo quy định ở những cơ chế giải quyết tranh chấp trước kia thì các bên đương sự có quyền lựa chọn trọng tài xét xử, nhưng tại Hội đồng tài phán của EVFTA, Ủy ban Thương mại là bên duy nhất có thẩm quyền được lựa chọn thành viên Hội đồng tài phán (Khoản 2, Điều 12, phần 8 EVFTA), và Chủ tịch Hội đồng tài phán là người duy nhất được quyền lựa chọn các thành viên xét xử vụ việc (Khoản 7, Điều 12, phần 8 EVFTA). Tuy EVFTA quy định rằng thành thành viên Hội đồng tài phán khơng được có mới liên hệ với Chính phủ, và các thành viên sẽ được chọn ngẫu nhiên để xử từng vụ, nhưng rõ ràng rằng Ủy ban Thương mại là một cơ quan của quốc gia thành viên EVFTA nên dù thành viên Hội đồng tài phán có độc lập thì khả năng cao vẫn dành sự ưu tiên hơn cho quyền lợi của quốc gia bị đơn.
Trong các tranh chấp sử dụng cơ chế ISDS trước đây, các bên được quyền tự lựa chọn trọng tài bị cho là dẫn đến thiên vị cho đương sự, thì thực tế này có thể tái diễn tương tự với cơ chế EVFTA, nhưng theo chiều ngược lại, khi thành viên Hội đồng tài phán chỉ được chỉ định bởi q́c gia dẫn đến có khả năng cao thành viên Hội đồng tài phán sẽ thiên vị cho quốc gia.
Khi các q́c gia được nắm tồn quyền chỉ định thành viên Hội đồng tài phán, khả năng cao là quốc gia sẽ biến đây thành sân chơi chính trị. Ví dụ, một q́c gia A có thể sử dụng quy tắc “có đi có lại” để xử thắng cho nhà đầu tư quốc gia B trong một vụ tranh chấp, vì trước kia trong một vụ tranh chấp khác nhà đầu tư quốc gia A đã được xử thắng. Như vậy, cốt lõi của việc giải quyết tranh chấp khơng cịn
65
hướng đến việc thực thi công lý và pháp luật, mà lại bị ảnh hưởng bởi các yếu tớ chính trị giữa các q́c gia, gây thiệt hại tới nhà đầu tư.