Trình tự, thủ tục giải quyết phúc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư trong evfta thuận lợi và thách thức đối với việt nam (Trang 57 - 58)

9. Kết cấu của Luận văn

2.3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

2.3.2. Trình tự, thủ tục giải quyết phúc thẩm

Về việc xét xử phúc thẩm, các bên có quyền phản đới phán quyết tạm thời nếu cho rằng hội đồng tài phán đã có sai sót trong q trình giải thích hoặc áp dụng luật hiện hành (Điều 28 Mục 3 Chương II Phần 8 EVFTA). Nếu hồ sơ kháng cáo không đủ cơ sở pháp lý, hội đồng tài phán phúc thẩm sẽ từ chới hồ sơ và đình chỉ xét xử. Nếu hồ sơ kháng cáo đủ cơ sở pháp lí, hội đồng phúc thẩm chỉnh sửa, thay đổi phán quyết tạm thời, sau đó chuyển lại cho hội đồng tài phán xem xét sửa đổi phán quyết.

Như vậy, một trong những điểm mới được đánh giá là quan trọng nhất trong cơ chế giải quyết tranh chấp trong EVFTA, đó chính là sự hình thành của cơ chế phúc thẩm, vì sự xuất hiện của cấp xét xử này sẽ đem lại khả năng sửa đổi phán quyết và xét xử lại vụ án. Thật vậy, trong những cơ chế ISDS trước kia, cụ thể đối với cơ chế trong Quy tắc ICSID, phán quyết trọng tài là chung thẩm, có giá trị ràng

49

buộc các bên và không được kháng cáo hay áp dụng biện pháp khác sau khi phán quyết đã được công nhận (khoản 1 Điều 53 Công ước ICSID). Về cơ bản phán quyết trọng tài là cuối cùng và không thể được xét xử lại, mà chỉ có thể được hủy bỏ trong trong một sớ trường hợp: (i) Hội đồng xét xử không được thành lập đúng; (ii) Hội đồng xét xử vượt quá thẩm quyền; (iii) thành viên Hội đồng xét xử bị phát hiện có tham nhũng; (iv) có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tớ tụng; (v) phán quyết không rõ ràng (khoản 1 Điều 52, Cơng ước ICSID). Ngồi ra, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài xem xét bổ sung các vấn đề bị bỏ qua chưa giải quyết hay lỗi kỹ thuật trong phán quyết (khoản 2 Điều 49 Công ước ICSID).

EVFTA đã thay đổi điều này khi quy định khả năng kháng cáo phúc thẩm. Cụ thể, phán quyết ban đầu chỉ là phán quyết tạm thời và không phải là một quyết định cuối cùng, và các bên có thể kháng cáo lên Hội đồng xét xử phúc thẩm. EVFTA trao quyền cho cơ quan phúc thẩm khả năng để “sửa đổi hoặc đảo ngược các phát hiện và kết luận về mặt pháp lý” của cấp sơ thẩm, một phần hoặc toàn bộ (Điều 28 Mục 3, Chương 2, Phần 8 EVFTA).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư trong evfta thuận lợi và thách thức đối với việt nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)