9. Kết cấu của Luận văn
3.2. Nhược điểm của ISDS trong EVFTA
3.2.2. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng tài phán
Theo khoản 4, Điều 12, Phần 3 EVFTA các thành viên của Hội đồng tài phán “phải có trình độ chun mơn đáp ứng các tiêu chuẩn theo yêu cầu tại nước của mình để được bở nhiệm vào chức vụ trong cơ quan tư pháp, hoặc luật gia được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận”. Trong khi đó, khoản 7, Điều 13, Phần 3 EVFTA yêu cầu thành viên Hội đồng tài phán cấp phúc thẩm “phải có trình độ chun mơn về cơng pháp quốc tế và đáp ứng các tiêu chuẩn theo yêu cầu tại nước mình để được bổ nhiệm vào chức vụ trong cơ quan tư pháp cao nhất, hoặc luật gia được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận”. Cả hai quy định này còn chưa thực sự rõ ràng ở một số điểm.
Thứ nhất, các quy định này chưa rõ ràng về điều kiện mà cá nhân đáp ứng
được yêu cầu để được bổ nhiệm trong cơ quan tư pháp. Cụ thể, đối với thành viên Hội đồng tài phán cấp sơ thẩm, EVFTA quy định rằng họ phải có “trình độ chun mơn đáp ứng các tiêu chuẩn theo yêu cầu tại nước của mình để được bở nhiệm vào chức vụ trong cơ quan tư pháp". Tuy nhiên, có thể thấy rằng “chức vụ trong cơ quan tư pháp” là một cụm từ rất chung chung và chưa cụ thể. Trước hết, cơ quan tư pháp là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều cơ quan khác nhau. Theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, những cơ quan tư pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam được nhắc đến bao gồm toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án. Trong đó, mỡi cơ quan tư pháp lại bao gồm nhiều chức danh với nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau và yêu cầu năng lực khác nhau. Ví dụ, tại tịa án nhân dân, những
62
người giữ chức vụ trong tòa án bao gồm thẩm phán, hội thẩm, chánh án, phó chánh án, thư ký tịa án; tại viện kiểm sát là viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên. Và đối với mỗi chức vụ như vậy, yêu cầu về trình độ cũng như tiêu chuẩn cũng rất khác nhau. Cụ thể là đới với thẩm phán thì phải được “đào tạo nghiệp vụ xét xử” (khoản 3, Điều 67, Luật Tở chức tịa án nhân dân năm 2014), trong khi kiểm sát viên thì lại “được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát” (khoản 3, Điều 75, Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014). Vậy với quy định chung chung của EVFTA đối với thành viên Hội đồng tài phán là đáp ứng tiêu chuẩn để được bổ nhiệm trong “cơ quan tư pháp”, thì một người có trình độ của kiểm sát viên và chỉ có chun mơn về nghiệp vụ kiểm sát vẫn sẽ đáp ứng quy định này. Đối với yêu cầu dành cho thành viên Hội đồng tài phán cấp phúc thẩm, EVFTA đã quy định chặt chẽ hơn là cá nhân cần phải đủ tiêu chuẩn để được bổ nhiệm “chức vụ trong cơ quan tư pháp cao nhất”. Tuy nhiên, “cơ quan tư pháp” vẫn là một thuật ngữ chung chung và vì vậy gặp phải vấn đề giớng như u cầu dành cho thành viên Hội đồng tài phán cấp sơ thẩm.
Như trên đã trình bày, có rất nhiều loại chức vụ và cơ quan khác nhau trong cơ quan tư pháp, nên việc quy định một cách khơng cụ thể về trình độ của thành viên Hội đồng tài phán tranh chấp đầu tư trong EVFTA sẽ gây ra khó khăn trong việc xác định cá nhân đủ điều kiện để trở thành thành viên Hội đồng tài phán trong EVFTA.
Thứ hai, quy định về tiêu chuẩn thành viên Hội đồng tài phán là “luật gia
được cơng nhận” có thể nảy sinh vấn đề thành viên Hội đồng tài phán cấp phúc thẩm có trình độ kém hơn thành viên Hội đồng tài phán cấp sơ thẩm. Thoạt nhìn, u cầu đới với Hội đồng tài phán cấp phúc thẩm có vẻ cao hơn Hội đồng tài phán cấp sơ thẩm, cụ thể là thành viên Hội đồng tài phán phúc thẩm sẽ phải có trình độ đáp ứng tiêu chuẩn theo yêu cầu tại nước của mình để được bở nhiệm vào chức vụ tư pháp cao nhất, trong khi thành viên Hội đồng tài phán sơ thẩm chỉ cần trình độ đủ để được bổ nhiệm vào chức vụ tư pháp; nhưng quy định tại EVFTA vẫn bỏ ngỏ cho trường hợp thay thế là thành viên cả hai cấp có thể chỉ cần là luật gia mà cơ quan có thẩm quyền cơng nhận. Ngồi ra, theo Luật tở chức tịa án Việt Nam năm
63
2014, thẩm phán cấp cao hơn sẽ ln phải có kinh nghiệm được tính bằng thời gian dài hơn thẩm phán cấp dưới. Thật vậy, một trong những điều kiện tiên quyết để trở thành thẩm phán tịa án nhân dân tới cao là “đã là thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên” (Khoản 1, Điều 67, Luật tở chức tịa án nhân dân 2014), để trở thành thẩm phán cao cấp thì phải thoả mãn yêu cầu “đã là thẩm phán trung cấp từ đủ 05 năm trở lên”. Như vậy, có thể thấy rằng quy định chung chung về “luật gia được cơng nhận" có thể dẫn đến trường hợp thẩm phán Hội đồng tài phán cấp phúc thẩm có ít kinh nghiệm hơn thẩm phán Hội đồng tài phán cấp sơ thẩm, từ đó có thể có cơ sở để cho rằng thẩm phán Hội đồng tài phán cấp phúc thẩm có trình độ khơng bằng thẩm phán Hội đồng tài phán cấp sơ thẩm. Hội đồng tài phán cấp phúc thẩm có quyền sửa đởi hoặc huỷ bỏ tồn bộ hoặc một phần các kết luận và ý kiến pháp lý tại phán quyết của Toà sơ thẩm. Báo cáo của nhóm nghiên cứu do Barry Appleton, Sean Stephenson và các cộng sự tiến hành kết luận rằng việc thành viên của cấp trên có trình độ chun mơn bằng hoặc thậm chí có thể kém hơn cấp dưới sẽ mâu thuẫn với ý định tạo ra Hội đồng tài phán cấp trên có quyền lớn so với Hội đồng tài phán cấp dưới (Investment Treaty Group, 2016, tr. 22).
Đới với Việt Nam, việc có thể tìm được các cá nhân đạt được các tiêu chuẩn trong EVFTA là không dễ dàng. Một mặt, yêu cầu đề ra đối với thành viên Hội đồng tài phán được đánh giá là khá cao, và Việt Nam khơng có đủ nguồn nhân lực đáp ứng những tiêu chuẩn đó. Mặt khác, những người đáp ứng đủ về trình độ chuyên mơn thì lại trực thuộc Chính phủ và sớ lượng khơng đủ. EVFTA đã lường trước điều này khi ghi chú rằng thay vì chỉ định ba thành viên là người mang quốc tịch hoặc cơng dân của mình thì Bên nào cũng có quyền chỉ định tối đa ba thành viên là người mang quốc tịch hoặc công dân của quốc gia khác. Trong trường hợp đó, các thành viên này phải đuợc xem như là người mang quốc tịch hoặc công dân của Bên mà đã chỉ định họ. Nói cách khác khi khơng có đủ người thì Việt Nam có thể th. Tuy nhiên, điều này sẽ làm phát sinh các khó khăn khác cả về tài chính lẫn khả năng theo dõi.
64