9. Kết cấu của Luận văn
3.3. Một số khuyến nghị
3.3.2. Rà soát và đào tạo nguồn nhân lực
Hiện nay các nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư chưa nhiều và chúng ta vẫn chưa có được một danh sách đầy đủ các chuyên gia thực sự chuyên sâu về lĩnh vực này. Vì thành viên trong Hội đồng tài phán sẽ được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ dài hạn là 4 năm, nên quá trình sàng lọc và lựa chọn ứng viên cần được
69
diễn ra một cách thận trọng và bài bản. Việc đầu tiên mà chúng ta cần làm là tập hợp đội ngũ, lập danh sách các chuyên gia và sau đó đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ này. Việt Nam nên tận dụng nguồn nhân lực đã được đào tạo hoặc đang làm việc tại nước ngồi, đặc biệt trong các tở chức q́c tế.
Hiện nay, Việt Nam đã có một sớ khố tập h́n về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cho cán bộ, công chức của cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên các khóa đào tạo này mới dừng lại ở việc cung cấp các kiến thức cơ bản. Dự án EU-MUTRAP29
trực thuộc Dự án Hỡ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu cũng đã hỗ trợ đào tạo không chỉ cán bộ, công chức mà còn cả các giảng viên và luật sư. Tuy nhiên, các khóa đào tạo này chưa thực sự chuyên sâu, và chưa thể giúp các chuyên gia Việt Nam đối mặt với các vụ tranh chấp về đầu tư vốn rất phức tạp. Việt Nam chắc chắn sẽ cần thêm nguồn nhân lực về cả sớ lượng lẫn chất lượng. Vì vậy, điều cần thiết hiện nay là đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, không chỉ để đủ khả năng trở thành thành viên Hội đồng tài phán của hệ thớng tài phán đầu tư mà cịn tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế dưới tư cách là cố vấn, luật sư.
Một trong những đề xuất để đào tạo đó chính là mở ra một chuyên ngành riêng về Luật Đầu tư quốc tế ở bậc Cao học và cử các nghiên cứu sinh đi làm luận án tiến sỹ ở nước ngồi. Ngồi ra, cũng có thể cử các cán bộ tham gia các khóa đào tạo hoặc thực tập tại các trung tâm giải quyết tranh chấp về đầu tư.
29 MUTRAP là Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên có nhà tài trợ chính là Liên minh Châu Âu và cơ quan thực hiện là Bộ Công thương Việt Nam. Mục đích của dự án là “Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho Thương mại Quốc tế và Đầu tư thông qua cải thiện năng lực hoạch định chính sách, tư vấn chính sách và đàm phán và thực hiện các cam kết liên quan, đặc biệt là đối với EU”. Tài liệu có thể xem tại: http://mutrap.org.vn/index.php/en/home (Truy cập ngày 01/10/2018).
70
KẾT LUẬN
Sau hơn 50 năm áp dụng ở nhiều quốc gia, cơ chế ISDS trong những Hiệp định đầu tư thế hệ cũ đã tỏ ra có rất nhiều nhược điểm, gây ra các hậu quả tiêu cực cho Nhà nước tiếp nhận đầu tư. Chính sự ưu tiên quá lớn dành cho Nhà đầu tư đã làm cho cán cân quyền và nghĩa vụ Nhà đầu tư – Nhà nước bị nghiêng về phía Nhà đầu tư, tới mức mà một sớ Nhà nước đã tỏ ra rất e ngại khi đưa ra các quyết định điều chỉnh chính sách vĩ mơ. Một sớ nhà đầu tư thậm chí cịn tìm cách trục lợi các quy định quá dễ dàng về quyền khởi kiện để khởi kiện Nhà nước đòi bồi thường các khoản tiền khổng lồ trong khi chưa thực sự thực hiện các khoản đầu tư được IIA bảo hộ. Tại các nước châu Âu, các quy định về quyền khởi kiện của nhà đầu tư chống lại Nhà nước cũng đã vấp phải các phản ứng rất lớn. Vì vậy, EVFTA đã quy định một cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư mới.
Hệ thống tài phán đầu tư trong EVFTA được kỳ vọng tạo ra những thay đởi tích cực so với cơ chế ISDS truyền thớng. Luận văn đã biện giải sự cần thiết của cơ chế mới này, phân tích những đặc điểm nổi bật cũng như các ưu điểm và nhược điểm của cơ chế này. Trên cơ sở đó có thể kết luận rằng cơ chế mới có những ưu điểm nhất định so với những cơ chế ISDS truyền thống, nhưng mặt khác cũng đặt ra những thách thức đáng kể đới với Việt Nam. Những thách thức đó đã được luận văn phân tích rõ tại Chương 2 và đưa ra các đề xuất nhằm vượt qua các thách thức đó tại Chương 3.
Do khả năng và thời gian có hạn nên dẫu đã cớ gắng nhưng nghiên cứu này mới chỉ như một lát cắt trong rất nhiều các nghiên cứu đã và sẽ cần được thực hiện trong thời gian tới để giúp cho Việt Nam áp dụng hiệu quả các quy định của EVFTA, cũng như rút ra được các kinh nghiệm cần thiết khi đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu bằng tiếng Việt
1. Đào Kim Anh, Quyền phản tố của Nhà nước trong giải quyết tranh chấp với
nhà đầu tư nước ngoài tại trọng tài quốc tế, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
sớ 8 (364)/2018, tr. 72.
2. Đào Kim Anh và Nguyễn Minh Hằng, Thi hành phán quyết trọng tài đầu tư
quốc tế và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Hội thảo “Giải quyết tranh
chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước: Các vấn đề pháp lý và thực tiễn”, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Hồ Chính Minh 2018.
3. Ngơ Q́c Chiến, Quan điểm của Tòa án Công lý châu Âu ngày 16/5/2017
về Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Singapore: Nợi dung chính và các tác đợng, Tạp chí Khoa học Pháp lý sớ 4(116)/2018.
4. Ngô Quốc Chiến, Hiện tượng trục lợi các quy định về bảo hộ đầu tư thông qua kỹ thuật Treaty Shopping, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10
(354)/2017.
5. Trần Việt Dũng, Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước
của EVFTA – Sự hình thành Tòa án đầu tư quốc tế?, Hội thảo “Giải quyết
tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước: Các vấn đề pháp lý và thực tiễn”, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh 2018.
6. Đại học Luật Hà Nội, Textbook on International Investment Law (song ngữ
Anh, Việt), NXB trẻ, Hà Nội 2017
7. Nhà pháp luật Việt-Pháp, Từ điển Thuật ngữ Pháp luật Pháp-Việt, Nxb Từ
điển Bách Khoa., Hà Nội 2009
8. Vũ Thị Hường, Một số tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài mà Chính phủ/ cơ quan Chính phủ là mợt bên tranh chấp”, trong “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Luật Tư pháp quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Tư pháp), Nguyễn Khánh Ngọc chủ biên, Hà Nội năm 2016
9. Vũ Chí Lộc, Giáo trình Đầu tư nước ngoài, NXB Giáo dục, Hà Nội 1997 10. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng 2000
11. Trịnh Hải Yến, Giáo trình Luật đầu tư q́c tế, NXB Chính trị Q́c gia –
Sự thật, Hà Nội 2017
Tài liệu bằng tiếng nước ngoài
12. Advisory Council on International affairs, International Investment Dispute Settlement: From ad hoc arbitration to a permanent court, năm
2015, tại địa chỉ: https://aiv-advies.nl/download/9a2c1343-80f8-4c2f-a16d- ab992d31f7b7.pdf ,truy cập ngày 1/11/2018.
13. C. Peinhardt, The International Centre for Settlement of Investment Disputes: a Multilateral Organization Enhancing a Bilateral Treaty Regime,
năm 2006 tại địa chỉ: http://www.utdallas.edu/~cwp052000/mpsa.peinhardt- allee.pdf. ,truy cập ngày 1/11/2018.
14. C. Titi, The European Union's Proposal for an International Investment Court: Significance, Innovations and Challenges Ahead, Transational Dispute Management, ISSN 1875-4120, năm 2016
15. Corporate Europeran Observatory, “Profiting from injustice: How law
firms, arbitrators and financiers are fuelling an investment arbitration boom, Helen Burley, no2/2012.
16. D. Lemieux et S. Mekki, La révision judiciaire des décisions en vertu du chapitre 11 de l’ALENA (Canada c. SD Myers) [Thủ tục kháng cáo phán quyết trọng tài theo Chương 11 NAFTA (Canada c. SD Myers], Les Cahiers
de droit, 45(4), 791–820. doi:10.7202/043816ar.
17. European Commission, Why the new EU proposal for an Investment Court System in TTIP is beneficial to both States and investors, năm 2015,
tại: http://europa.eu/rapid/press-release_MEMO-15-6060_en.htm. , truy cập ngày 1/10/2018.
18. Henry Campbell Black, M. A, Black’s Law Dictionary, năm 1991.
19. Investment Treaty Group, Task Force Report on the Investment Court
System Proposal,năm 2016 tại địa chỉ:
http://apps.americanbar.org/dch/thedl.cfm?filename=/IC730000/newsletterp ubs/DiscussionPaper101416.pdf. , truy cập ngày 1/10/2018.
20. Seybah Dagoma, “Rapport d’information numéro 3467 sur le Règlement
des différends Investisseur – État dans les accords internationaux” [Báo cáo số 3467 về Cơ chế giải quyết tranh chấp Nhà đầu tư – Nhà nước trong các điều ước quốc tế”], France 2016.
21. UNCTAD, Improving Investment Dispute Settlement: UNCTAD Policy
Tools, năm 2017,tại địa chỉ:
http://unctad.org/en/PublicationsLibrary/diaepcb2017d8_en.pdf ,truy cập
ngày 1/11/2018.
22. UNCTAD ,Recent Trends in IIAs and ISDS (IIA Isues Note), no1/2015. 23. UNCTAD , IIA Issues Note on Recent Trends in IIAs and ISDS, năm 2015
tại địa chỉ:
http://unctad.org/en/PublicationsLibrary/webdiaepcb2015d1_en.pdf, truy cập ngày 1/11/2018.