9. Kết cấu của Luận văn
2.5. Thi hành phán quyết
Khi phán quyết trở thành phán quyết cuối cùng, theo các quy định của Điều 29, thì phán quyết đó phải được thực thi theo các quy định của Điều 31. Cụ thể, các phán quyết ći cùng phải có giá trị ràng buộc giữa các bên tranh chấp. Các bên không thể kháng cáo, thẩm định, bỏ qua không áp dụng, tuyên phán quyết hết giá trị pháp lý. Điều này đồng nghĩa với việc các bên phải công nhận phán quyết, áp dụng và thực thi như phán quyết chính thức của tịa án nước mình. Đới với Việt Nam, việc công nhận và thực thi phán quyết cuối cùng đối với một vụ tranh chấp
27 Nếu so với, chẳng hạn, vụ Philipp Moris kiện Chính phủ Úc. Philipp Moris khởi kiện từ 2011, nhưng phải đến 2016 mới có phán quyết ći cùng. Tương tự, vụ Philipp Moris kiện Chính phủ Uruguay từ 2010 và đến
53
mà Việt Nam là bên bị đơn phải được tổ chức thực hiện theo đúng Công ước về Công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ký kết ngày 10 tháng 6 năm 1958 (Convention on the Recognition and Enforcement of Foreign Arbitral Awards – Công ước New York)28. Tuy nhiên, cần lưu ý là EVFTA đã tạo ra một ngoại lệ đối với Việt Nam. Cụ thể, trong khoảng thời gian 5 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, trường hợp Việt Nam là bên phải thi hành phán quyết của Hội đồng tài phán thì việc cơng nhận và cho thi hành phán quyết đó tuân theo các quy định của Công ước New York (khoản 3). Sau thời hạn 5 năm đó, phán quyết chung thẩm của Hội đồng tài phán sẽ tạo ra một nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam phải trực tiếp thi hành mà không phải thông qua cơ chế xin công nhận và cho thi hành (khoản 2). Trong khi đó, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, khi bên phải thi hành phán quyết là EU, hoặc một q́c gia thành viên EU thì phán quyết chung thẩm tạo ra nghĩa vụ quốc tế phải thi hành trực tiếp mà không cần thông qua cơ chế xin công nhận và cho thi hành quy định tại Công ước New York.
Như vậy, việc thi hành phán quyết trong cơ chế EVFTA có đặc điểm giống cả hai cơ chế ICSID và UNCITRAL. Cụ thể, cơ chế đảm bảo thi hành phán quyết trong EVFTA giống ICSID ở điểm phán quyết sẽ được thi hành trực tiếp. Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 31, Mục 3, Chương II, Phần 8, EVFTA, phán quyết được coi là chung thẩm sẽ được thi hành trực tiếp và có giá trị ràng buộc các bên, không được kháng cáo, xem xét lại, gác bỏ, hủy bỏ hay bất kỳ biện pháp nào khác. Quy định này giống với cơ chế ICSID tại Điều 54, Cơng ước ICSID, theo đó phán quyết trọng tài là chung thẩm, có giá trị ràng buộc các bên và khơng được kháng cáo hay áp dụng biện pháp khác sau khi phán quyết đã được công nhận. Tuy nhiên, cơ chế đảm bảo thi hành này của EVFTA sẽ chưa áp dụng ngay tại Việt Nam ít nhất 05 năm đầu kể từ khi EVFTA có hiệu lực hoặc lâu hơn theo quyết định của Ủy ban Thương mại, mà sẽ áp dụng quy định của Công ước New York mà Việt Nam là thành viên. Việc này giống với quy định về đảm bảo thi hành phán quyết tại Quy tắc trọng tài UNCITRAL, trong đó phán quyết trọng tài là chung thẩm và sẽ được thi hành theo Công ước New York, tuy nhiên có thể bị từ chới thi hành bởi toà án
54
trong nước. Cụ thể, Điều 5 Công ước New York chỉ ra những trường hợp liên quan đến thủ tục và chính sách mà dựa vào đó bên phải thi hành có quyền từ chới cơng nhận và thi hành phán quyết. Như vậy, việc Việt Nam được áp dụng quy định của Công ước New York trong 05 năm đầu sẽ tạo cho Việt Nam quyền được từ chối thi hành phán quyết của Hội đồng xét xử trong EVFTA trong một số trường hợp nhất định.
55
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ TRONG EVFTA VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Trên cơ sở phân tích các nội dung cơ bản của các quy định về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước tiếp nhận ở Chương 2, đối chiếu, so sánh với các phương thức giải quyết tranh chấp trước đây, Chương này của Luận văn sẽ đánh giá các ưu điểm, nhược điểm, những thách thức đặt ra cho Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm áp dụng tốt nhất cơ chế này.