Khái quát về ISDS trong EVFTA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư trong evfta thuận lợi và thách thức đối với việt nam (Trang 42 - 46)

9. Kết cấu của Luận văn

1.4. Khái quát về ISDS trong EVFTA

1.4.1. Hoàn cảnh ra đời EVFTA

Việt Nam và EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 28/11/1990. Đến năm 1995, hai bên ký kết Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam – EC, đặt cột mốc quan trọng xúc tiến quan hệ giữa hai bên. Kể từ đó đến nay, Việt Nam và EU đã đàm phán nhiều thỏa thuận quan trọng, đưa mối quan hệ Việt Nam – EU trở thành quan hệ đới tác tồn diện và bền vững, trên tinh thần ổn định lâu dài và tin cậy lẫn nhau, vì hịa bình, hợp tác và phát triển phồn vinh trong các thập kỷ của thế kỉ XXI. Riêng trong lĩnh vực kinh tế, EU là đối tác thương mại lớn thứ hai (sau Trung Quốc) và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Mỹ) của Việt Nam. Theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá trao đởi hàng hố giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu trong năm 2017 đạt 50,46 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm trước 2016 và chiếm 11,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Việt Nam luôn đánh giá EU là đối tác quan trọng hàng đầu trong hợp tác, phát triển. Việt Nam chú trọng đẩy mạnh quan hệ với các thể chế của EU như Hội đồng, Nghị viện, Ủy ban Châu Âu, cũng như thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương với nước thành viên EU.

Trước nhu cầu đẩy mạnh hợp tác thương mại song phương, Việt Nam và EU đã chính thức khởi động đàm phán FTA song phương từ tháng 10/2010. Trải qua 14 vòng đàm phán, FTA đã được ký kết thúc đàm phán vào ngày 02/12/2015, tại Brussels. Hiện tại hai bên đang rà soát lại Hiệp định để tiến tới ký kết chính thức vào năm 2018. Nội dung của Hiệp định gồm: Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa; Biện pháp khắc phục thương mại; Hải quan và tạo thuận lợi trong thương mại; Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch; Thương

34

mại dịch vụ, đầu tư và thương mại điện tử; Mua sắm công; Các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp được hưởng đặc quyền hoặc đặc ân và các tổ chức độc quyền; Chính sách cạnh tranh; Sở hữu trí tuệ; Hàng rào phi thuế quan đối với thương mại và đầu tư trong sản xuất năng lượng tái tạo; Thương mại và phát triển bền vững; Hợp tác và nâng cao năng lực; Giải quyết tranh chấp; Thể chế, tổng quát và điều khoản cuối cùng. Các quy định về ISDS nằm chủ yếu trong Phần thứ 8 về Thương mại dịch vụ, đầu tư và thương mại điện tử.

1.4.2. Hoàn cảnh ra đời cơ chế ISDS trong EVFTA

Như đã phân tích ở trên, đầu tư nước ngồi ngày càng phát triển thì nguy cơ phát sinh tranh chấp cũng ngày càng tăng. Các nhà đầu tư châu Âu rất quan tâm đến các cơ chế giải quyết khi có tranh chấp đầu tư, đặc biệt là phương thức trọng tài đầu tư. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng tòa án, trọng tài trong nước mà chưa xây dựng một cơ chế chính thức để giải quyết tranh chấp với nhà đầu tư nước ngồi. Trong khi đó, ở mơi trường đầu tư q́c tế, hình thức giải quyết bằng trọng tài quốc tế được ưa chuộng hơn cả. Cách thức giải quyết tranh chấp này có thể được quy định trong hợp đồng đầu tư giữa các bên, hiệp định đầu tư hoặc điều ước quốc tế. Cơ chế giải quyết bằng trọng tài này có nhiều ưu điểm là: (i) giúp nhà đầu tư tin tưởng hơn vào sự công minh của hội đồng trọng tài hơn là tòa án nước tiếp nhận đầu tư, (ii) phán quyết trọng tài được đảm bảo thi hành. Vì thế, xu hướng đưa vụ kiện ra trọng tài quốc tế ngày càng phổ biến, đặc biệt là việc áp dụng giải quyết tranh chấp theo Công ước ICSID và Quy tắc trọng tài UNCITRAL.

Vấn đề Việt Nam có nên gia nhập các Cơng ước trên hay không vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Một mặt, Việt Nam có lợi thế thu hút vớn đầu tư nước ngồi thì với vị thế một nước đang phát triển, mặt khác, Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức như đã phân tích ở phần trên.

EU cũng nhận thấy cơ chế ISDS trong các BIT hiện nay tạo ra quá nhiều bảo hộ đối với nhà đầu tư. Ngồi ra, cơ chế này cịn bị chỉ trích là rất thiếu tính minh bạch và đã vấp phải sự phản đới rất mạnh mẽ của các tở chức dân sự. Chính vì thế,

35

trong các cuộc đàm phán Hiệp định thương mại tự do gần đây, cụ thể là Hiệp định EU-Canada (Comprehensive Economic and Trade Agreement – CETA, đã được thông qua và có hiệu lực, trừ các quy định về đầu tư), Hiệp định EU – Mỹ (Transatlantic Trade and Investment Partnership – TTIP, đang đàm phán) và EVFTA, EU đã đề xuất một hệ thống tài phán đa phương về đầu tư. Nội dung của phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư trong các hiệp định này có rất nhiều thay đổi và khác biệt so với ISDS trong các BIT trước đây.

Liên quan đến, EVFTA, Mục 3 (Giải quyết tranh chấp đầu tư) nằm trong Phần thứ 8 về Dịch vụ, Đầu tư và Thương mại điện tử bao gồm 34 điều và 4 Phụ lục, trong đó hai bên đã thớng nhất các điều luật cụ thể điều chỉnh tranh chấp đầu tư giữa EU và Việt Nam. Điểm mới của cơ chế này là gì, có khắc phục được hạn chế của cơ chế cũ không, đồng thời thuận lợi và thách thức đặt ra cho Việt Nam là gì? Các chương tiếp theo của Luận văn sẽ trả lời cho các câu hỏi trên.

36

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ TRONG EVFTA

EVFTA đưa ra cách tiếp cận đối với ISDS dựa trên hai cơ sở. Thứ nhất, hiệp định áp dụng các thực tiễn tốt từ kinh nghiệm của Liên minh châu Âu trong việc vận hành các điều ước, thỏa thuận khuyến khích và bảo vệ đầu tư nước ngồi của các nước châu Âu17. Theo thớng kê của UNCTAD, năm 2017, các nước thành viên EU đang thực hiện trên 1.409 hiệp định đầu tư, chiếm trên 68% số lượng các hiệp định đầu tư đang được thực hiện tên toàn thế giới. Đặc biệt, Việt Nam và EU trong quá trình đàm phán EVFTA đã tham khảo các quy định về ISDS của Hiệp định CETA. Thứ hai, EVFTA đã cố gắng giải quyết tồn tại của cơ chế ISDS (chỉ gắn với trọng tài) bằng cách thiết lập một hệ thống ISDS đa dạng chấp nhận cả trọng tài và cơ chế tài phán gần với tòa án. Mặc dù các hội đồng trọng tài thường được tổ chức trong khuôn khổ một tổ chức quốc tế như Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID), Phịng thương mại q́c tế (ICC), Viện Trọng tài thương mại Stockholm (SCC), Tịa trọng tài q́c tế London (LCIA) và Tòa trọng tài thường trực (PCA), nhưng về thực chất các hội đồng trọng tài hoạt động rời rạc (chỉ được thành lập cho mỗi vụ kiện theo yêu cầu của các bên tranh chấp) và vì vậy các phán quyết của trọng tài thiếu sự nhất quán, khơng mang tính hệ thớng. Để khắc phục vấn đề này EVFTA đã thiết kế một cơ chế cơ quan tài phán bán tư pháp (quasi- judicial) tương tự như của WTO. Cơ chế này xoay quanh 4 yếu tớ: (i) Tính hệ thớng và ởn định; (ii) Tính minh bạch và dễ dự đốn; (iii) Sự độc lập của thành viên hội đồng xét xử; (iv) Thời gian cố định cho từng giai đoạn tranh chấp. Những yếu tố này được thể hiện thông qua việc xác lập một cơ chế giải quyết tranh chấp tại một cơ quan giải quyết tranh chấp cố định với hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm – “Hệ thớng tịa án đầu tư” (ITS).

17 Những thực tiễn tốt của các IIA được đưa vào EVFTA có thể kể tới: (i) Quy định thời hiệu khởi kiện (3 năm kể từ khi phát sinh mâu thuẫn); (ii) Hạn chế trường hợp nhiều thủ tục pháp lý tại các cơ quan tài phán khác nhau cho cùng một nội dung tranh chấp; (iii) Cho phép hợp nhất nhiều khiếu nại cùng chung một nội dung; (iv) Hạn chế các biện pháp chế tài mang tính trừng phạt: (v) Bên thua trả tồn bộ chi phí tớ tụng, bao gồm cả các chi phí pháp lý của bên thắng kiện, như chi phí cho luật sư hay lấy ý kiến chuyên gia, trừ khi cơ

37

Cơ chế Hội đồng tài phán về đầu tư có rất nhiều điểm mới so với các cơ chế ISDS trong các IIA trước đây và khó có thể trình bày hết trong khn khở của một luận văn thạc sỹ. Vì vậy, trong phần tiếp theo tác giả sẽ tập trung phân tích một sớ nội dung cơ bản của cơ chế này, đó là: phạm vi áp dụng của các quy định về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư và Nhà nước tiếp nhận đầu tư; Hội đồng tài phán; Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp; Phán quyết và Thi hành phán quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư trong evfta thuận lợi và thách thức đối với việt nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)