9. Kết cấu của Luận văn
2.2.2. Tiêu chuẩn trở thành thành viên hội đồng tài phán
EVFTA cũng đặt ra tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với chuyên môn và đạo đức của thành viên hội đồng xét xử so với quy định trong Công ước ICSID và Quy tắc trọng tài UNCITRAL.
Thứ nhất, về mặt chuyên môn, Công ước ICSID và Quy tắc trọng tài UNCITRAL chỉ đưa ra các những yêu cầu khá chung chung, theo đó, để trở thành thành viên hội đồng xét xử một người phải có năng lực được công nhận trong các lĩnh vực luật, thương mại, công nghiệp hoặc tài chính22. Trong khi đó, EVFTA yêu cầu nghiêm ngặt hơn về tiêu chuẩn chuyên môn của thành viên hội đồng xét xử. Cụ thể, các thành viên của Hội đồng tài phán, theo quy định của khoản 4, Điều 12, phải là “những người có bằng cấp chuyên môn để có thể đảm nhận các vị trí công việc tại phòng tư pháp hoặc phải là những luật gia có năng lực chuyên môn được công nhận tại quốc gia của họ. Các thành viên này phải chứng minh là họ hội đủ kiến thức và năng lực chuyên môn trong lĩnh vực công pháp quốc tế. Trong trường hợp lý tưởng nhất, các thành viên này có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực luật pháp cụ thể, luật đầu tư quốc tế, luật thương mại quốc tế và giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan tuân thủ theo các thỏa thuận đầu tư và thương mại quốc tế”. Ngoài ra, thành viên hội đồng tài phán còn phải đáp ứng yêu cầu để được bổ nhiệm vào cơ quan tư pháp của quốc gia. Đáng chú ý, các thành viên Hội đồng tài phán phúc thẩm còn phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ chuyên môn để được bổ nhiệm vào cơ quan tư pháp cao nhất theo quy định tại các quốc gia của họ, có nghĩa là ngưỡng cao hơn. Điều này có nghĩa là các thành viên của Hội đồng tài phán phúc thẩm có trình độ chuyên môn cao hơn so với Hội đồng xét xử sơ thẩm. Như vậy, có thể thấy rằng tiêu chuẩn đối với thành viên hội đồng xét xử của EVFTA đã chặt chẽ hơn các cơ chế cũ ở việc thành viên phải đạt đến tiêu chuẩn được bổ nhiệm vào cơ quan tư pháp của quốc gia.
Thứ hai, về tiêu chuẩn đạo đức của những người tham gia xét xử, Công ước ICSID có quy định rằng những người được chỉ định để trở thành thành viên hội
45
đồng xét xử phải có đạo đức tốt23. Quy định như vậy chưa cụ thể và rõ ràng các yếu tố về mặt đạo đức mà các thành viên phải đạt được. Thêm nữa, các bên tranh chấp hoàn toàn có thể đề xuất tước quyền của một trọng tài viên vì bất kỳ sự kiện nào cho thấy sự không đủ tiêu chuẩn đã được quy định24. Quy tắc UNCITRAL quy định rằng các trọng tài viên có thể bị phản đối nếu họ không công bằng hoặc độc lập25. Trong khi đó, theo Điều 14 EVFTA, thành viên hội đồng xét xử cần có các quy tắc về đạo đức chi tiết như sau: (i) không được có mối liên hệ với Chính phủ (ii) không được nhận chỉ đạo từ Chính phủ hoặc tổ chức nào liên quan đến các vấn đề liên quan đến tranh chấp, (iii) không được tham gia vào việc xem xét bất kỳ tranh chấp nào gây ra xung đột lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp, (iv) không tư vấn trong bất kỳ vụ tranh chấp về bảo hộ đầu tư phát sinh từ EVFTA này hoặc bất cứ Hiệp định nào trong nước. Trường hợp một người đang tư vấn cho Chính phủ thì trước khi được bổ nhiệm là thành viên của Hội đồng thì phải thôi vai trò tư vấn đó, để tránh xung đột lợi ích. Tiêu chuẩn đạo đức đầu tiên cho các thành viên của hội đồng xét xử là sự độc lập, cụ thể là “không có mối liên hệ nào”26, có nghĩa là họ không được có mối liên hệ với bất kỳ chính phủ nào và không tham gia bất kỳ tranh chấp nào gây ra xung đột lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp. Sau khi được bổ nhiệm vào hội đồng xét xử, họ sẽ dừng bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, trong đó có vai trò là các cố vấn, chuyên gia hoặc nhân chứng có liên quan đến tranh chấp đầu tư mới hoặc đang chờ xử lý của một trong hai bên theo thỏa thuận này hoặc bất kỳ hợp đồng hoặc luật pháp nào trong nước.