Đạo đức của thành viên hội đồng xét xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư trong evfta thuận lợi và thách thức đối với việt nam (Trang 69 - 70)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2. Nhược điểm của ISDS trong EVFTA

3.2.1. Đạo đức của thành viên hội đồng xét xử

Một trong những điều kiện để được bổ nhiệm trở thành thành viên của Hội đồng tài phán là ứng viên khơng được làm việc chính thức cho Chính phủ của các q́c gia thành viên (Khoản 1, Điều 14, Mục 3, Chương II, Phần 8 EVFTA). Quy định như vậy nhằm đảm bảo sự độc lập của thành viên Hội đồng tài phán. Tuy nhiên, điều luật này lại khơng giải thích thế nào là có “mới liên hệ với Chính phủ”. Pháp luật Việt Nam khơng có quy định thế nào là người có mới liên hệ với Chính phủ Việt Nam. Luật Cán bộ, cơng chức năm 2008 của Việt Nam chỉ định nghĩa thế nào là “cán bộ” và “công chức”. Cụ thể, cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tở chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (khoản 1 Điều 4). Cịn cơng chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tở chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơng nhân q́c phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tở chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 4).

Có thể khẳng định những nhóm người được liệt kê ở trên sẽ không đáp ứng điều kiện về tính độc lập để trở thành thành viên Hội đồng tài phán. Tuy nhiên, có nhóm đới tượng là viên chức thì khó khẳng định hơn. Cụ thể, theo Luật Viên chức năm 2010, viên chức là “công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương

61

từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” (Điều 2). Những đới tượng này có thể được coi là “có liên hệ với Chính phủ” khơng? Chẳng hạn một giảng viên tại một trường đại học cơng lập có thể được coi là người có mới liên hệ với Chính phủ khơng. Nếu viên chức đã chấm dứt hợp đồng thì thỏa mãn tính độc lập với Chính phủ. Tuy nhiên, nếu viên chức đó vẫn đang trong thời hạn hợp đồng với đơn vị sự nghiệp cơng lập thì liệu điều đó có loại bỏ khả năng viên chức đó được trở thành thành viên Hội đồng tài phán không? Rất khó đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư trong evfta thuận lợi và thách thức đối với việt nam (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)