9. Kết cấu của Luận văn
2.2. Cơ quan tài phán
2.2.1. Hội đồng tài phán hai cấp
Hội đồng tài phán giải quyết tranh chấp theo quy định của EVFTA rất khác với các quy định về trọng tài đầu tư như được quy định trong các hiệp định đầu tư truyền thống19.
Trong EVFTA, Hội đồng tài phán đầu tư có hai cấp, đó là Hội đồng tài phán, quy định tại Điều 12 và Hội đồng tài phán phúc thẩm, quy định tại Điều 13 (tiểu mục 4).
2.2.1.1. Hội đồng tài phán
Hội đồng tài phán gồm 9 thành viên được chỉ định bởi Ủy ban Thương mại trên cơ sở của Điều 34 (2) (a). Trong số 9 thành viên này, 3 thành viên mang quốc tịch của Việt Nam, 3 thành viên mang quốc tịch của quốc gia thành viên EU và 3 thành viên mang quốc tịch của một quốc gia thứ ba. Số thành viên của Hội đồng tài phán có thể tăng hoặc giảm, nhưng phải bằng bội số của 3 và tuân theo các tỉ lệ cân bằng như trên. Chẳng hạn, Hội đồng tài phán có thể có 12 thành viên, và số các thành viên tương ứng sẽ là 4-4-4.
Đây là một thay đổi rất quan trọng. Theo các quy định truyền thớng, khi tranh chấp xảy ra các bên có thể lựa chọn bất kỳ trọng tài viên nào. Với quy định mới, khả năng này bị giới hạn ở các trọng tài viên trong danh sách hữu hạn. Quy định này được cho là nhằm tăng cường sự can thiệp của Nhà nước, và tái cân bằng quyền lực giữa các bên tranh chấp, nhưng cũng bị chỉ trích là “tái chính trị hóa” các
19 Các hiệp định này thường quy định giải quyết tranh chấp đầu tư bằng trọng tài theo quy tắc trọng tài của UNCITRAL hoặc tại trung tâm trọng tài theo cơ chế phụ trợ của ISCID hoặc bất kỳ trung tâm trọng tài nào khác theo sự thỏa thuận của các bên. Chẳng hạn Điều 4, Chương IV Hiệp định giữa Việt Nam – Hoa Kỳ về quan hệ thương mại.
42
tranh chấp đầu tư. Những người chỉ trích cơ chế mới này cho rằng “Các đề xuất nhà nước hóa cơ quan tài phán có nguy cơ làm tăng các giai đoạn tớ tụng và giảm đáng kể khả năng giải quyết số vụ tranh chấp. Điều này sẽ làm cho việc giải quyết tranh chấp mất nhiều thời gian hơn”.
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng tài phán là 4 năm và có thể được gia hạn một lần 4 năm. Tuy nhiên, 5 trong 9 thành viên có thể được gia hạn thêm một nhiệm kỳ 6 năm bằng hình thức rút thăm.
Điểm đáng lưu ý là chủ tịch và phó chủ tịch Hội đồng tài phán được lựa chọn trong số các thành viên là người mang quốc tịch của các q́c gia thứ ba và chỉ có nhiệm kỳ 2 năm (khoản 8).
Ngồi ra, Điều 14 cịn có các quy định về thù lao, cách tính thù lao, phân chia nghĩa vụ thanh toán… cho các thành viên Hội đồng tài phán.
2.2.1.2. Hội đồng tài phán phúc thẩm
Hội đồng tài phán phúc thẩm, theo quy định tại Điều 13, là hội đồng thường trực được thành lập để giải quyết các kháng cáo đối với các quyết định của Hội đồng tài phán.
Hội đồng tài phán phúc thẩm cũng do Ủy ban Thương mại chỉ định, gồm 6 thành viên, trong đó 2 thành viên mang quốc tịch Việt Nam, 2 thành viên mang quốc tịch của quốc gia thành viên EU và 2 thành viên mang quốc tịch của các q́c gia thứ ba. Quy trình về bở nhiệm, tái bở nhiệm, nhiệm kỳ, chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch, u cầu về năng lực, trình độ, phẩm chất… về cơ bản cũng giống như đối với Hội đồng tài phán.
Hội đồng tài phán phúc thẩm giải quyết các hồ sơ kháng cáo tại các đơn vị xét xử gồm ba thành viên, trong đó một thành viên là người mang quốc tịch của quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, một thành viên khác là người mang quốc tịch Việt Nam và một thành viên cịn lại là người mang q́c tịch của quốc gia thứ ba. Thành viên là người mang quốc tịch của q́c gia thứ ba đảm nhiệm vị trí chủ tịch của đơn vị xét xử này (khoản 8).
43
Chủ tịch của hội đồng tài phán phúc thẩm được quyền chọn lựa các thành viên tham gia đơn vị xét xử thuộc hội đồng để tiến hành luân phiên giải quyết từng vụ việc và phải đảm bảo thành phần tham gia vào mỗi đơn vị xét xử này phải được lựa chọn một cách ngẫu nhiên và không được biết trước nhằm tạo cơ hội công bằng cho tất cả các thành viên có thể tham gia. Người đang đảm nhiệm vai trị trong một đơn vị xét xử thuộc hội đồng tài phán phúc thẩm khi kết thúc nhiệm kỳ của mình được phép tiếp tục cơng việc tại đơn vị đó nếu nhận được sự chấp thuận của Chủ tịch hội đồng tài phán phúc thẩm cho đến khi kết thúc q trình tớ tụng của đơn vị đó và nếu chỉ để phục vụ cho mục đích đó thì người này phải được xem như vẫn tiếp tục đảm nhiệm vị trí thành viên của hội đồng tài phán phúc thẩm đó (khoản 9).
Ngồi hai cơ quan giải quyết tranh chấp trên, cơ chế ISDS trong EVFTA cho phép các bên thỏa thuận nộp hồ sơ khiếu kiện để giải quyết tranh chấp theo Công ước ICSID hoặc Quy tắc trọng tài UNCITRAL. Do đó, cơ quan giải quyết tranh chấp của ICSID và UNCITRAL cũng có thẩm quyền giải quyết vụ kiện khi được các bên thỏa thuận lựa chọn.
Như vậy Thẩm quyền bổ nhiệm thành viên hội đồng xét xử trong EVFTA có sự khác biệt lớn so với các cơ chế cũ. Cụ thể, sự khác biệt này thể hiện trong việc xác định tở chức/cá nhân có quyền chỉ định và bở nhiệm đới với các thành viên hội đồng xét xử. Theo cơ chế giải quyết tranh chấp của EVFTA, cơ quan thường trực gồm các thành viên do EU và Việt Nam chỉ định mà không do các bên tranh chấp lựa chọn. Quy định như vậy đã tạo ra khác biệt với quy định về cơ quan giải quyết tranh chấp trong các cơ chế cũ. Quy định của Quy tắc UNCITRAL là thành lập trọng tài vụ việc để xét xử, trong đó các bên đương sự được lựa chọn trọng tài viên20, đối với cơ chế ISDS trong ICSID, bộ máy trọng tài thường thực sẽ bao gồm các trọng tài viên do các bên thỏa thuận21. Như vậy, đây là một trong những điểm mới của cơ chế giải quyết tranh chấp trong EVFTA, khơng cịn là các trọng tài do các bên chỉ định mà thay vào đó là một Hội đồng thường trực do Việt Nam với EU tạo ra và thành viên được Uỷ ban Thương mại bổ nhiệm.
20 Khoản 1, Điều 9, Quy tắc UNCITRAL
44
2.2.2. Tiêu chuẩn trở thành thành viên hội đồng tài phán
EVFTA cũng đặt ra tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với chuyên môn và đạo đức của thành viên hội đồng xét xử so với quy định trong Công ước ICSID và Quy tắc trọng tài UNCITRAL.
Thứ nhất, về mặt chuyên môn, Công ước ICSID và Quy tắc trọng tài
UNCITRAL chỉ đưa ra các những yêu cầu khá chung chung, theo đó, để trở thành thành viên hội đồng xét xử một người phải có năng lực được công nhận trong các lĩnh vực luật, thương mại, cơng nghiệp hoặc tài chính22. Trong khi đó, EVFTA u cầu nghiêm ngặt hơn về tiêu chuẩn chuyên môn của thành viên hội đồng xét xử. Cụ thể, các thành viên của Hội đồng tài phán, theo quy định của khoản 4, Điều 12, phải là “những người có bằng cấp chun mơn để có thể đảm nhận các vị trí cơng việc tại phịng tư pháp hoặc phải là những luật gia có năng lực chun mơn được cơng nhận tại quốc gia của họ. Các thành viên này phải chứng minh là họ hội đủ kiến thức và năng lực chuyên môn trong lĩnh vực công pháp quốc tế. Trong trường hợp lý tưởng nhất, các thành viên này có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực luật pháp cụ thể, luật đầu tư quốc tế, luật thương mại quốc tế và giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan tuân thủ theo các thỏa thuận đầu tư và thương mại quốc tế”. Ngồi ra, thành viên hội đồng tài phán cịn phải đáp ứng yêu cầu để được bổ nhiệm vào cơ quan tư pháp của quốc gia. Đáng chú ý, các thành viên Hội đồng tài phán phúc thẩm cịn phải đáp ứng các u cầu về trình độ chun mơn để được bở nhiệm vào cơ quan tư pháp cao nhất theo quy định tại các q́c gia của họ, có nghĩa là ngưỡng cao hơn. Điều này có nghĩa là các thành viên của Hội đồng tài phán phúc thẩm có trình độ chuyên môn cao hơn so với Hội đồng xét xử sơ thẩm. Như vậy, có thể thấy rằng tiêu chuẩn đối với thành viên hội đồng xét xử của EVFTA đã chặt chẽ hơn các cơ chế cũ ở việc thành viên phải đạt đến tiêu chuẩn được bổ nhiệm vào cơ quan tư pháp của quốc gia.
Thứ hai, về tiêu chuẩn đạo đức của những người tham gia xét xử, Cơng ước
ICSID có quy định rằng những người được chỉ định để trở thành thành viên hội
45
đồng xét xử phải có đạo đức tớt23. Quy định như vậy chưa cụ thể và rõ ràng các yếu tố về mặt đạo đức mà các thành viên phải đạt được. Thêm nữa, các bên tranh chấp hồn tồn có thể đề x́t tước quyền của một trọng tài viên vì bất kỳ sự kiện nào cho thấy sự không đủ tiêu chuẩn đã được quy định24. Quy tắc UNCITRAL quy định rằng các trọng tài viên có thể bị phản đới nếu họ không công bằng hoặc độc lập25. Trong khi đó, theo Điều 14 EVFTA, thành viên hội đồng xét xử cần có các quy tắc về đạo đức chi tiết như sau: (i) khơng được có mới liên hệ với Chính phủ (ii) khơng được nhận chỉ đạo từ Chính phủ hoặc tở chức nào liên quan đến các vấn đề liên quan đến tranh chấp, (iii) không được tham gia vào việc xem xét bất kỳ tranh chấp nào gây ra xung đột lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp, (iv) không tư vấn trong bất kỳ vụ tranh chấp về bảo hộ đầu tư phát sinh từ EVFTA này hoặc bất cứ Hiệp định nào trong nước. Trường hợp một người đang tư vấn cho Chính phủ thì trước khi được bở nhiệm là thành viên của Hội đồng thì phải thơi vai trị tư vấn đó, để tránh xung đột lợi ích. Tiêu chuẩn đạo đức đầu tiên cho các thành viên của hội đồng xét xử là sự độc lập, cụ thể là “khơng có mới liên hệ nào”26, có nghĩa là họ khơng được có mới liên hệ với bất kỳ chính phủ nào và khơng tham gia bất kỳ tranh chấp nào gây ra xung đột lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp. Sau khi được bổ nhiệm vào hội đồng xét xử, họ sẽ dừng bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, trong đó có vai trị là các cớ vấn, chun gia hoặc nhân chứng có liên quan đến tranh chấp đầu tư mới hoặc đang chờ xử lý của một trong hai bên theo thỏa thuận này hoặc bất kỳ hợp đồng hoặc luật pháp nào trong nước.