9. Kết cấu của Luận văn
1.2.3. Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế được hiểu là các cách thức, biện pháp, trình tự thủ tục mà các bên tranh chấp sử dụng để giải quyết tranh chấp của mình. Tranh chấp về đầu tư có thể thuộc ba loại, đó là tranh chấp giữa các quốc gia, tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với Nhà nước tiếp nhận đầu tư và tranh chấp giữa các nhà đầu tư với nhau. Vì vậy, với mỗi loại tranh chấp thì cơ chế giải quyết cũng có thể khác nhau. Trong phạm vi Luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư với Nhà nước tiếp nhận đầu tư.
1.2.4. Tình hình tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước Việt Nam
Là một quốc gia có nền kinh tế mở mà tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã và đang có các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Việc ký kết các điều ước quốc tế, các thỏa thuận mang tính hợp đồng quốc tế ngày một nhiều với những cam kết mạnh mẽ về bảo hộ đầu tư6 đã đem lại nhiều cơ hội và tác động tích cực đáng kể cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là việc thu hút các nguồn lực cho các dự án hợp tác đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cùng với đó là sự gia tăng các tranh chấp về đầu tư. Các khiếu nại, bất đồng, tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với Chính phủ trên cơ sở điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận mang tính hợp đồng ngày một gia tăng về số lượng và phức tạp hơn về nội dung, tính chất vụ việc. Tính đến giữa năm 2015, Bộ Tư pháp đã và đang phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tham gia giải quyết 6 vụ nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ Việt Nam ra Hội đồng trọng tài quốc tế (Vũ Thị Hường, 2016, tr. 3). Trong đó, có 2 vụ Chính phủ Việt Nam
6 Đến nay, Việt Nam đã ký hơn 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương (BIT); nhiều hiệp định đầu tư khu vực (như Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN, Hiệp định về đầu tư ASEAN – Trung Quốc và Hiệp định về đầu tư ASEAN – Hàn Quốc); 8 hiệp định thương mại tự do (FTA) (như BTA Việt Nam – Hoa Kỳ; FTA giữa ASEAN và các nước đối tác)... Trong các văn kiện này đều có những cam kết bảo hộ mạnh mẽ các khoản đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000, có những quy định mang tính nguyên tắc về về công khai, minh bạch, về đối xử quốc gia (NT), đối xử tối huệ quốc (MFN), đối xử công bằng, thỏa đáng và bảo hộ an toàn, đầy đủ… Bên cạnh đó, để phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian qua, Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tham gia nhiều giao dịch dân sự với các đối tác nước ngoài như ký kết các thỏa thuận vay, thư bảo lãnh Chính phủ,
23
giành thắng lợi7, 1 vụ hòa giải thành và 3 vụ đang trong quá trình tố tụng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc khiếu nại, tiền tranh chấp có yếu tố nước ngoài với cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, nhiều chương trình, dự án đầu tư có sự tham gia của đối tác nước ngoài cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tranh chấp với Chính phủ nếu trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam không thực hiện nghiêm túc các cam kết.