9. Kết cấu của Luận văn
1.3. Khái quát về phương thức ISDS
1.3.3.1. Sự độc lập và khách quan của trọng tài viên
Một trong những ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là sự độc lập, khách quan của trọng tài viên. Tuy nhiên, ưu điểm này dường như đang không tồn tại đối với phương thức ISDS. Trong thực tế, việc cho phép các bên đương sự lựa chọn trọng tài viên sẽ tạo ra sự thiếu công bằng và độc
10 Theo UNCTAD (2016), những quốc gia rút khỏi hiệp định có chứa điều khoản ISDS là Bolivia, Venezuela, Encuador, Nam Phi, Indonesia, Ý, Nga
28
lập cho việc xét xử. Cụ thể, một báo cáo (Seybah Dagoma, 2016, tr. 67) đã chỉ ra rằng thẩm phán của các tồ án q́c gia thường có vai trị, vị trí và lợi ích độc lập với tranh chấp xảy ra giữa các bên đương sự, thậm chí được hưởng cả những bảo đảm về quyền lợi mà khơng ai có thể đe dọa như được bở nhiệm śt đời và chỉ bị bãi nhiệm khi có sự vi phạm nghiêm trọng về đạo đức nghề nghiệp hay pháp luật. Bên cạnh đó, nếu bản án được tuyên dựa trên sự thiên vị hay thiếu khách quan thì bản án đó có thể bị kháng cáo lên cấp xét xử cao hơn. Các bên phát hiện thẩm phán có hành vi thiếu tính trung lập cũng có quyền u cầu thay đởi thẩm phán. Một sớ q́c gia cịn quy định chặt chẽ hơn về việc thẩm phán thậm chí khơng được biết trước về tình tiết vụ án cho đến khi diễn ra phiên tịa. Như vậy, để đảm bảo tớt nhất tính cơng bằng và độc lập trong việc đưa ra phán quyết, Tòa án của các quốc gia đã áp dụng rất nhiều biện pháp một cách khắt khe. Tuy nhiên, trong các vụ kiện của ICSID, quy tắc này cho phép mỗi bên đương sự được chọn cho mình trọng tài viên thích hợp nhất và đáp ứng đủ trình độ chun mơn. Các chun gia phân tích rằng quy định lỏng lẻo này sẽ làm mất tính khách quan và minh bạch của đội ngũ trọng tài và quá trình xét xử. Trong thực tế, các trọng tài viên tham gia ISDS đồng thời là các luật sư, các giảng viên đại học, nhà nghiên cứu. Họ thường là những người có uy tín về khoa học, đã từng đăng tải các bài viết của mình trên các tạp chí luật và vì thế, các bên đã biết được quan điểm của họ về từng vấn đề. Ngồi ra, một người có thể trở thành trọng tài viên trong nhiều vụ việc khác nhau và cũng chính trọng tài viên đó có thể đã từng là cố vấn cho một quốc gia nào đó. Một báo cáo của Corporate European Observatory (2012, tr. 7) đã cho thấy, có một nhóm 15 trọng tài viên, tất cả đều thuộc các nước Anglo-saxon hoặc làm việc cho các văn phòng luật của các nước Anglo-saxon, tham gia xét xử tới 55% số vụ tranh chấp đầu tư quốc tế và 64% sớ vụ tranh chấp đó có giá trị lớn hơn 100 triệu USD và 75% trong sớ 16 vụ tranh chấp có giá trị lớn hơn 4 tỉ USD.
Khơng có gì khó hiểu khi các bên sẽ lựa chọn các trọng tài viên có xu hướng bảo vệ quyền lợi tớt nhất cho mình. Chính điều này, đơi khi đã biến các trọng tài viên thành luật sư bào chữa, tư vấn cho các bên tham gia vụ kiện thay vì một người trung lập bảo vệ công lý đúng như cái tên “trọng tài” của họ. Vì vậy, có thể dễ dàng
29
thấy, quy định của ICSID về quyền chỉ định trọng tài viên của mỗi bên đã tạo ra sự hồi nghi về tính khách quan và cơng bằng của đội ngũ trọng tài nói riêng, và quy trình giải quyết tranh chấp của ICSID nói chung.
Ngồi ra, một sớ nghiên cứu cịn cho rằng ICSID là một cơ quan có mới liên hệ mật thiết với WB, nên rất khó để cơ quan này có thể đưa ra một phán quyết công tâm bởi lẽ, nhân sự của ICSID lại được đề cử bởi WB (Peinhardt, 2006). Mối liên hệ giữa WB và ICSID có khả năng cao sẽ tạo ra một ấn tượng tiêu cực về tính cơng bằng của phán quyết trọng tài của ICSID, làm giảm đi tính trung gian và khách quan của trọng tài ICSID.