Tính minh bạch trong tố tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư trong evfta thuận lợi và thách thức đối với việt nam (Trang 67)

9. Kết cấu của Luận văn

3.1.3. Tính minh bạch trong tố tụng

Theo các cơ chế ISDS truyền thống, giải quyết tranh chấp đầu tư thường diễn ra trong bí mật. Nội dung của tranh chấp cũng như các chứng cứ đệ trình trong quá trình tố tụng không được khai. Điều này trái với trách nhiệm giải trình của các Chính phủ được bầu cử dân chủ. Việc không công khai quá trình tố tụng như vậy có thể làm cho các Chính phủ không thể giải quyết các vấn đề mà xã hội muốn tìm hiểu. Vấn đề này đặt ra yêu cầu là phải tăng cường minh bạch và nó cũng là một cách quan trọng để tăng tính hợp pháp của các cơ chế giải quyết tranh chấp.

EVFTA có sự thay đổi lớn trong việc tăng cường tính minh bạch. EVFTA một mặt kế thừa các quy định về tính minh bạch trong Quy tắc trọng tài UNCITRAL, nhưng mặt khác cũng đã bổ sung khá nhiều quy định mở rộng thêm các loại văn bản được công khai nhằm mục đích để tăng cường tính minh bạch tố tụng. Cụ thể, EVFTA quy định rằng cho phép tiết lộ tất cả các tranh chấp, cho phép tiếp cận các tài liệu (bao gồm cả các phán quyết) và công chúng được tham dự các phiên điều trần, đồng thời cho phép các bên thứ ba tham gia tố tụng. EVFTA cũng cho phép các bên thứ ba xác định xem lợi ích của họ có phải là vấn đề tranh chấp hay không. Sau đó họ có thể làm cho điều này được biết đến bằng cách gửi thư yêu cầu tới tòa án để giải quyết vụ việc, qua đó cho phép các thành viên của Hội đồng tài phán xem xét đến lợi ích của họ. Ngoài ra, tài trợ của bên thứ ba cũng phải được các bên thông báo cho nhau và công khai cho công chúng biết.

Như vậy, với những thay đổi trên, EVFTA trong thực tế đã giải quyết những hạn chế mà hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp truyền thống chưa giải quyết được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư trong evfta thuận lợi và thách thức đối với việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)