- Quy định pháp luật của nhà nước: Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 của Quốc hội quy định tiền lương của người lao động được trả theo năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Trong đó, năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc biết được khi thực hiện đánh giá KQTHCV của từng người, từ đây xác định căn cứ trả lương, thưởng cho người lao động một cách công bằng. Như vậy, đánh giá
KQTHCV là một công việc bắt buộc mà pháp luật lấy đó làm căn cứ trả lương, trả công cho người lao động trong tổ chức.
- Văn hóa: Ở các nước phương Đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng, cách nhìn nhận, đánh giá và giải quyết vấn đề thường không được phản ánh trực tiếp mà thường được giải quyết bằng các đường vòng. Do đó, cả người đánh giá và người được đánh giá thường tránh việc đánh giá vì nhiều lý do khác nhau: sợ mất thời gian, ảnh hưởng tới các mối quan hệ, không muốn có sự căng thẳng trong cuộc họp đánh giá, lo ngại cấp trên thiếu công tâm, có thể bị tăng khối lượng công việc trong thời gian tới….
- Chính sách của các tổ chức khác: Đối thủ cạnh tranh luôn là yêu tố tác động gián tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty. Tất cả các lĩnh vực của công ty đều chịu ảnh hưởng, từ quá trình sản xuất, cũng như cơ cấu lao động, tiền lương, các chính sách…Và công tác đánh giá thực hiện công việc cũng không nằm ngoài những yếu tố chịu ảnh hưởng trên. Nếu như đối thủ có hệ thông đánh giá hợp lý sẽ làm cho người lao động bên họ làm việc với năng suất tốt nhất, số lượng và chất lượng sản phẩm luôn ở mức cao và đạt tiêu chuẩn. Điều đó sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp đó trên thị trường. Trước sự hoạt động hiệu quả của đối thủ như vậy nếu doanh nghiệp ta mà không có những chương trình đánh giá hợp lý tất yếu sẽ dẫn tới việc lép vế trong việc cạnh tranh trên thị trường sản phẩm và thị trường lao động.
- Lĩnh vực hoạt động và vị thế ngành: Nếu công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh công ty có thể lựa chọn phương pháp đánh giá, hệ thống tiêu chí đánh giá khác với công ty hoạt động trong cả lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Mỗi công ty tham gia vào một ngành nghề, vị thế của ngành nghề trong nền kinh tế là khác nhau, tính chất lĩnh vực hoạt động khác nhau cũng sẽ ảnh hướng phần nào đến định hướng mục tiêu công tác đánh giá KQTHCV.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY
OBAYASHI VIỆT NAM