Trong những năm gần đây sự khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng không chỉ tác động đến những doanh nghiệp trong nước mà còn có những ảnh hưởng nhất định đến các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Là một doanh nghiệp Nhật với 100% vốn đầu tư nước ngoài, Công ty Obayashi cũng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đối tượng khách hàng chủ yếu Công ty hướng tới là các doanh nghiệp Nhật đầu tư xây dựng nhà xưởng, nhà máy hoạt động tại Việt Nam, tuy nhiên do sự suy thoái của nền kinh tế đã dẫn đến sự cắt giảm các hoạt động đầu tư của họ. Số lượng khách hàng bị thu hẹp trong khi số lượng nhà thầu ngày càng tăng khiến cho thị trường có tính cạnh tranh cao, khó thâm nhập, rủi ro cao… Tuy nhiên, với hơn 20 năm kinh nghiệm tại Việt Nam trong lĩnh vực thầu xây dựng, Công ty đã tạo được uy tín, dấu ấn riêng của mình trên thị trường xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trúng thầu thực hiện các dự án lớn như: dự án trung tâm thương mại Aeon mall Long Biên Hà Nội (2014), dự án nhà máy vệ tinh tại Thái Bình (2016), dự án “phát triển giai đoạn 3A” của trường quốc tế Liên Hiệp Quốc Hà Nội (2016)…và một số các dự án xây dựng nhà máy tại các khu công nghiệp miền Bắc.
Dưới đây là tình hình kết quả kinh doanh của Công ty Obayashi Việt Nam trong giai đoạn 3 năm từ năm 2014 đến năm 2016:
Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty Obayashi Việt Nam giai đoạn 2014-2016 T T Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016 1 Doanh thu Tỷ đồng 150,201,788,279 168,459,927,601 173,015,296,122 2 Chi phí Tỷ đồng 137,229,955,632 154,177,764,747 157,056,421,882 3 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 10,087,757,630 11,331,335,507 12,857,281,494 4 Thu nhậpbình quân người/tháng Triệu đồng 12,377,583 13,126,352 14,244,000
Nguồn: Báo cáo tài chính 2014-2016 – Công ty Obayashi Việt Nam
Qua bảng trên cho thấy, mặc dù phải đối mặt với sự khủng hoảng của nền kinh tế và sự bão hòa của thị trường nhưng doanh thu của Công ty hàng năm đều cao hơn so với năm trước đó, tuy sự tăng trưởng này chỉ giữ ở mức ổn định, không có nhiều bứt phá. Thu nhập bình quân của người lao động tuy không biến đổi rõ rệt nhưng cũng tăng đều qua các năm từ 2014 đến 2016. Mặt bằng chung về thu nhập bình quân của nhân viên Công ty cũng được coi là cao, cụ thể năm 2014 là 12,3triệu/người/tháng, năm 2015 thu nhập bình quân đạt 13,1triệu/người/tháng, năm 2016 nhờ có những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế mà thu nhập bình quân của nhân viên Công ty tăng lên 14,2triệu/người/tháng. Điều này chứng tỏ chiến lược phát triển công ty vạch ra trong đó phải kể đến công tác quản trị nguồn nhân lực đang có những bước đi đúng, nắm bắt được xu hướng của thị trường và đáp ứng được những yêu cầu ngày càng gắt gao, khắt khe của khách hàng.