Mục tiêu của đánh giá KQTHCV của nhân viên tại Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CÔNG tác ĐÁNH GIÁ kết QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC tại CÔNG TY OBAYASHI VIỆT NAM (Trang 52 - 53)

Cũng giống như nhiều tổ chức khác, đánh giá KQTHCV tại Công ty Obayashi Việt Nam nhằm một số mục tiêu cơ bản như sau:

- Mục tiêu kinh tế: là mục tiêu chủ yếu và quan trọng nhất làm căn cứ để trả tiền lương, tiền thưởng cuối năm cho người lao động. Theo quan điểm của lãnh đạo công ty, nguồn thu nhập của người lao động trong công ty là từ tiền lương và tiền thưởng của họ nên khi gắn kết quả thực hiện công việc với lợi ích tài chính sẽ là cách tốt nhất để tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả. Bên cạnh đó, đây là cách thức để tạo ra một môi trường làm việc công bằng, ai làm nhiều, làm tốt thì được hưởng nhiều hơn người làm ít, làm kém, từ đó khích lệ tinh thần cố gắng nỗ lực làm việc hết mình cho công ty.

- Mục tiêu hành chính: việc triển khai đánh giá thực hiện công việc nhằm giám sát tình hình thực hiện công việc của nhân viên, kịp thời điều chỉnh, xử lý những sai phạm trong quá trình thực hiện công việc, giúp người lao động làm việc có hiệu quả hơn, quy củ hơn, đi vào trật tự kỉ cương lề lối làm việc của công ty, đảm bảo cho mọi hoạt động của công ty được thực hiện liên tục thông suốt. Thông qua hoạt động đánh giá thực hiện công việc làm căn cứ để bố trí, sắp xếp lao động phù hợp đảm bảo nguyên tắc “đúng người đúng việc”.

- Mục tiêu đào tạo phát triển: dựa vào kết quả của đánh giá thực hiện công việc, lấy thông tin để xây dựng kế hoạch đào tạo và chương trình đào tạo cho nhân viên.

Có thể nói, mục tiêu của hoạt động đánh giá KQTHCV tại công ty là rất rõ ràng, các mục tiêu hầu hết đều nhằm vào những mục đích phục vụ cho công tác quản lý của lãnh đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CÔNG tác ĐÁNH GIÁ kết QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC tại CÔNG TY OBAYASHI VIỆT NAM (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)