Đối với một ngành kinh doanh dịch vụ như Công ty Obayashi Việt Nam thì chất lượng đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh của công ty nhất là khi trong những năm gần đây đối thủ cạnh tranh trong ngành ngày càng tăng trong khi số lượng khách hàng có dấu hiệu giảm sút. Vì vậy, hoạt động đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng đến hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân cũng như hoạt động kinh doanh của tổ chức. Hàng năm phòng HC-NS sẽ lập kế hoạch đào tạo, căn cứ vào: Kết quả thực hiện công việc của nhân viên; Định hướng phát triển, kế hoạch kinh doanh của Công ty; Nhu cầu đào tạo thực tế của từng phòng/ban
Để xác định nhu cầu đào tạo các phòng/ban tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực hiện công việc và thành tích của mỗi cá nhân đạt được trong năm qua của bộ phận mình do trưởng các bộ phận trực tiếp tiến hành. Qua đó xác định nhu
cầu nhân lực hiện có đã đáp ứng được yêu cầu của công việc hay chưa, từ đó mỗi bộ phận xác định nhu cầu đào tạo và gửi lên cấp trên. Phòng HC-NS sau khi tập hợp nhu cầu đào tạo của tất cả các bộ phận sẽ đề nghị Ban giám đốc phê duyệt. Tùy vào từng năm và nhu cầu mà công ty có những kế hoạch khác nhau.
Hiện tại công ty có 3 hình thức đào tạo: đào tạo dành cho nhân viên mới, đào tạo nâng cao trình độ cho các nhân viên để đáp ứng yêu cầu công việc, đào tạo cho các vị trí sẽ được cân nhắc lên vị trí quản lý.
Chương trình đào tạo cho các nhân viên cũ để nâng cao trình độ được thực hiện trong vòng từ 5-7 ngày do Công ty mẹ trực tiếp cử cán bộ đào tạo từ Nhật sang. Bộ phận nhân sự của công ty là người tiếp nhận thông tin, nhận chỉ đạo từ Công ty mẹ để lên kế hoạch, nội dung và chương trình đào tạo chi tiết. Đối với chương trình đào tạo cho các vị trí sẽ được cân nhắc lên vị trí quản lý ngoài mục đích nâng cao trình độ còn mang ý nghĩa phát triển và gìn giữ nhân tài cho công ty. Với các khóa đào tạo này người lao động sẽ được cử sang Nhật đào tạo trong vòng 1-3 tháng tùy theo yêu cầu của công ty.
Bảng 2.8: Tình hình đào tạo tại Công ty Obayashi Việt Nam giai đoạn 2014 -2016 Năm Chương trình đào tạo 2014 2015 2016 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Cơ bản 13 13,83 15 14,3 20 16,95 Nâng cao 5 0,53 5 4,76 6 5,08 Chuyên sâu 2 2,13 2 1,9 4 3,39
Nguồn: Phòng HC-NS-KT Công ty Obayashi Việt Nam
Từ bảng 2.8 có thể nhận thấy số lượng nhân viên được tham gia các khóa đào tạo nâng cao và chuyên sâu so với tổng số nhân viên của công ty là không cao.
Mặc dù số lượng nhân viên được xếp loại Xuất sắc và Tốt có tăng đều qua các năm. Nguyên nhân là do các khóa đào tạo này khá tốn kém, mất nhiều thời gian bởi công ty cần phải lên một kế hoạch đào tạo chi tiết, cụ thể cho nhân viên; Công ty mẹ cần phải sắp xếp bố trí nhân sự để giảng dạy, hướng dẫn, đào tạo cho phù hợp; từ đó việc lựa chọn nhân viên để tham gia các khóa đào tạo này khá kỹ lưỡng và gắt gao. Do vậy, bên cạnh việc xem xét các yếu tố như thâm niên, kinh nghiệm, trình độ… kết quả ĐGTHCV của nhân viên công ty cũng là căn cứ quan trọng để Ban lãnh đạo sử dụng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty.