Phát triển bền vững tín dụng cá nhân tại NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 27)

1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững tín dụng cá nhân

1.2.1.1. Khái niệm phát triển tín dụng cá nhân

Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn, quá trình đó vừa dần dần, vừa nhảy vọt, cái mới ra đời thay thế cái cũ. Cần phân biệt giữa khái niệm tăng trưởng và khái niệm phát triển. Về căn bản, khái niệm tăng trưởng dùng để chỉ quá trình biến đổi theo chiều hướng tăng lên đơn thuần về lượng của sự vật; nó không phản ánh quá trình biến đổi theo chiều hướng nâng cao về chất của sự vật. Đây là điểm khác nhau căn bản giữa khái niệm phát triển và khái niệm tăng trưởng. Phát triển không chỉ đơn thuần là sự tăng lên về lượng mà còn là sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng.

Mặc dù có sự khác nhau giữa tăng trưởng và phát triển nhưng giữa chúng lại có mối liên hệ tất yếu với nhau: tăng trưởng là điều kiện của phát triển và ngược lại, phát triển lại là điều kiện tạo ra những sự tăng trưởng mới, thường là với tốc độ và quy mô lớn hơn. Đó là mối quan hệ có tính quy luật của sự phát triển.

Ví dụ, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế: tăng trưởng kinh tế là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế và ngược lại, sự phát triển kinh tế lại tạo ra điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế có thể đạt được sự tăng trưởng bền vững và với một quy mô, tốc độ mới lớn hơn. Tựu chung lại, phát triển là sự tăng lên cả về số lượng và chất lượng.

Từ khái niệm phát triển của triết học duy vật biện chứng, có thể phát biểu phát triển tín dụng cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng là sự tăng dư nợ tín dụng của khách hàng cá nhân trong cơ cấu khách hàng cho vay tại ngân hàng, đồng thời tăng chất lượng của các khoản tín dụng cá nhân.

Chất lượng tín dụng của ngân hàng được phản ánh ở các yếu tố như khả năng đáp ứng yêu cầu vay vốn của khách hàng, thủ tục tín dụng đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn vốn tín dụng, hiệu quả kinh tế hoạt động tín dụng mang lại cho ngân hàng,…

1.2.1.2. Khái niệm phát triển bền vững tín dụng cá nhân

Trên thế giới, thuật ngữ “phát triển bền vững” nguyên thủy ra đời nhằm phản ánh sự quan ngại đối với một số quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế vội vã, chọn cách phát triển thiển cận, miễn sao tăng thu nhập hiện tại cho nhanh mà không chú ý đến những nguy hại lâu dài của lối phát triển ấy đến môi trường sinh thái, đến trữ lượng hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên. Ngày nay, thuật ngữ này có nội hàm rất rộng, không chỉ đề cập đến vấn đề giữa kinh tế và môi trường, hay phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường mà còn bao hàm cả những khía cạnh chính trị xã hội, bình đẳng xã hội. Nói một cách khái quát, phát triển bền vững định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Trong lĩnh vực kinh tế ý niệm phát triển bền vững nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài, không đánh đổi sự tăng trưởng nóng mà gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác nhau, nhất là thiên nhiên, đảm bảo cơ hội tham gia cũng như hưởng thụ thành quả phát triển của cả những thế hệ sau này. Phát triển mà làm hủy hoại môi trường hay chỉ dựa vào những loại tài nguyên có thể cạn kiệt là một phát triển không bền vững. Nói ngắn gọn, phát triển là không bền vững nếu nó quá “nóng” do không thể giữ lâu, nền kinh tế chóng rơi vào khủng hoảng, hay ít nhất cũng chậm lại trong tương lai.

Phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, tính bền vững về kinh tế được thể hiện trên các khía cạnh: sự gia tăng quy mô kinh tế, tăng trưởng kinh tế liên tục, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ

và bình đẳng về cơ hội tham gia cũng như hưởng thụ thành quả phát triển của mọi người.

Là một thành phần của nền kinh tế - tài chính, phát triển bền vững tín dụng cá nhân cũng bao hàm tính chất cơ bản của sự phát triển bền vững kinh tế nêu trên. Có thể phát biểu rằng Phát triển bền vững tín dụng cá nhân trong ngân hàng thương mại là sự gia tăng một cách liên tục, đều đặn, tránh tăng trưởng nóng về dư nợ đi cùng với tăng chất lượng tín dụng cá nhân nhằm đảm bảo sự hưởng thụ thành quả phát triển của mọi người.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển bền vững tín dụng cá nhân

1.2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng

Tốc độ tăng dư nợ tín dụng cá nhân

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng quy mô của hoạt động tín dụng cá nhân tại một ngân hàng. Tốc độ tăng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng đang phát triển về lượng. Tuy nhiên, dựa trên tiêu chí phát triển bền vững thì tốc độ tăng cần đồng đều, tránh tăng quá cao dẫn tới tăng trưởng nóng không đảm bảo tính bền vững. Việc đo lường, đánh giá tốc độ tăng dư nợ tín dụng cá nhân (DNTDCN) được thực hiện thông qua tỷ lệ tăng trưởng DNTDCN

Tỷ lệ nợ xấu

Phát triển tín dụng cá nhân không chỉ xét đến sự tăng về quy mô, số lượng là dư nợ tín dụng mà còn phải tăng chất lượng tín dụng. Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng là mức độ an toàn vốn tín dụng, thể hiện qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu.

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/1/2013, Thông tư 09/2014/TT-NHNN ban hành ngày 18/3/2014 sửa đổi một số quy định tại Thông

tư 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, việc phân loại nợ được thực hiện như sau:

Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm: - Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

+ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu)

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu;

+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

Nợ xấu bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân được tính theo công thức:

Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ tín dụng cá nhân thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vì vậy, tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng càng thấp càng tốt. Theo quy định của NHNN, hiện nay các NHTM đều phải đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%.

Mức độ sinh lời từ tín dụng cá nhân

Tỷ lệ lợi nhuận tín dụng cá nhân trên tổng lợi nhuận tín dụng phản ánh tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tín dụng cá nhân trong mối tương quan với tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chung, từ đó thể hiện chất lượng tín dụng cá nhân.

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng lãi từ hoạt động tín dụng thì có bao nhiêu đồng lãi từ tín dụng cá nhân, đồng thời cho thấy tương quan sinh lời giữa hoạt động tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp, tổ chức. Lợi nhuận tín dụng cá nhân mang lại cho thấy các khoản vay cá nhân không những thu hồi được gốc mà còn sinh lãi.

Ngoài ra, chỉ tiêu Tỷ lệ sinh lời của tín dụng cá nhân là một chỉ tiêu khác phản ánh chất lượng tín dụng cá nhân. Chỉ tiêu này cho biết trên 100 đồng dư nợ tín dụng cá nhân thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng tốt.

Chất lượng tín dụng cá nhân phát triển bền vững được đánh giá dựa trên sự tăng lên một cách ổn định của lãi từ tín dụng cá nhân trong mối tương quan với tổng lãi tín dụng và tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Từ đó có định hướng duy trì hoặc điều chỉnh hoạt động tín dụng cá nhân nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững.

Tốc độ tăng lợi nhuận từ tín dụng cá nhân

Chỉ tiêu cơ bản nhất phản ánh tốc độ tăng lợi nhuận tín dụng cá nhân là tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận tín dụng cá nhân:

Tỷ lệ tăng trưởng dương cho thấy có sự gia tăng về quy mô lợi nhuận tại năm nay so với năm trước. Tỷ lệ tăng trưởng đồng đều qua các năm thể hiện sự tăng lên đều đặn của lợi nhuận.

1.2.2.2. Các chỉ tiêu định tính

Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng cá nhân

Mức độ đa dạng hoá sản phẩm tín dụng cá nhân phù hợp với nhu cầu thị trường là một chỉ tiêu thể hiện sự tập trung phát triển tín dụng cá nhân, qua đó phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này. Sự đa dạng hoá sản phẩm cần phải được thực hiện trong tương quan so với các nguồn lực hiện có của

ngân hàng. Nếu không, việc triển khai quá nhiều sản phẩm có thể làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải nguồn lực quá mức.

Cơ cấu sản phẩm tín dụng cá nhân không đồng đều phản ánh ngân hàng tập trung phát triển những sản phẩm có dư nợ cao. Cơ cấu sản phẩm tín dụng đồng đều thể hiện sự đa dạng về sản phẩm. Tùy theo mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ mà ngân hàng có chiến lược thay đổi cơ cấu sản phẩm tín dụng phù hợp.

Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, nên ngân hàng không ngừng phát triển những sản phẩm tín dụng tốt nhất, tiện ích nhất, không chỉ đáp ứng các nhu cầu thuần túy mà còn đáp ứng mọi nhu cầu vốn miễn là “không trái pháp luật”. Sản phẩm càng đa đạng, ngân hàng càng khai thác được những nhu cầu tiềm năng của khách hàng, từ đó mở rộng thị phần.

Ngoài ra các ngân hàng đa năng còn chủ động cạnh tranh bằng cách bán chéo sản phẩm liên quan hỗ trợ tín dụng như bảo hiểm tín dụng, dịch vụ nhà đất (thủ tục pháp lý sang tên đăng bộ, bảo lãnh thực hiện hợp đồng…) giúp ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận hơn mà cũng tránh bớt rủi ro trong kinh doanh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng

Đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ nói chung và các ngân hàng thương mại nơi cung cấp dịch vụ tín dụng cá nhân nói riêng thì sự hài lòng của khách hàng là yếu tố then chốt quyết định đến sự tồn tại và phát triển của dịch vụ được cung ứng.

Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tín dụng cá nhân bị chi phối bởi các yếu tố như giá cả dịch vụ, sự tin cậy, sự đáp ứng yêu cầu vay vốn của khách hàng, phương tiện hữu hình,…

Thực tế cho thấy, lãi suất vay có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của khách hàng, vì vậy yếu tố giá cả dịch vụ cho vay được khách hàng quan tâm nhiều nhất và có ảnh hưởng mạnh đến sự hài lòng của khách hàng. Đây cũng là một căn cứ để khách hàng đưa ra quyết định có tiếp tục sử dụng dịch vụ hay không.

Khách hàng ngày càng có xu hướng giao dịch dựa trên yếu tố tin cậy, họ luôn quan tâm đến danh tiếng, uy tín của ngân hàng. Mức độ tin cậy khách hàng dành cho ngân hàng phụ thuộc vào các nhân tố thủ tục, trình tự, thời gian giao dịch, khả năng giải quyết các khiếu nại của khách hàng.

Trên thị trường, có ngày càng nhiều các ngân hàng cạnh tranh nên khách hàng có nhiều sự lựa chọn và thích giao dịch với ngân hàng nào có dịch vụ tốt hơn, đáp ứng nhu cầu kịp thời hơn. Khả năng tiếp cận khách hàng bằng quy mô mạng lưới, kỹ năng giao tiếp phục vụ khách hàng, tốc độ giải ngân, cùng khả năng nắm bắt nhu cầu kỳ vọng của khách hàng là những yếu tố quyết định mức độ đáp ứng của ngân hàng.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng cá nhân

1.2.3.1. Các nhân tố từ ngân hàng thương mại

Sự phát triển tín dụng cá nhân của một NHTM phần lớn được quyết định bởi các nhân tố nội lực của ngân hàng.

Định hướng phát triển của ngân hàng.

Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển tín dụng cá nhân. Nếu một ngân hàng tập trung phần lớn vào nhóm khách hàng tổ chức so với nhóm khách hàng cá nhân thì các khách hàng cá nhân sẽ có ít lựa chọn để thỏa mãn nhu cầu vay vốn, đồng nghĩa với sự kém phát triển của hoạt động tín dụng cá nhân. Ngược lại, nếu ngân hàng xác định định hướng bán lẻ thì tín dụng cá nhân sẽ có nhiều điều kiện phát triển, vì khi đó ngân hàng sẽ đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thu hút càng nhiều khách hàng cá nhân đến với ngân hàng.

Nguồn vốn của Ngân hàng:

Một ngân hàng cũng như một doanh nghiệp, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có vốn. Hai nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng là vốn tự có và vốn huy động.

Ngân hàng thương mại nằm trong hệ thống ngân hàng chịu sự tác động của chính sách tiền tệ, chịu sự quản lý của Ngân hàng trung ương và tuân thủ các qui

định của luật Ngân hàng. Một ngân hàng chỉ được huy động một số vốn gấp 20 lần số vốn tự có. Điều đó có nghĩa là nếu vốn tự có càng lớn, khả năng được phép huy động vốn càng cao, và ngân hàng càng dễ dàng hơn trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.

Đặc điểm khác nhau cơ bản trong nguồn vốn của ngân hàng thương mại và các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)