NHNN cần có sự phối hợp, kết hợp với các Bộ, Ngành có liên quan trong hoạt động cho vay tiêu dùng, vay vốn sản xuất kinh doanh để ban hành những thông tư liên bộ, ngành, hỗ trợ cho hoạt động tín dụng bán lẻ phát triển, thêm vào đó phối hợp sửa đổi những hạn chế của một số luật liên quan đến hoạt động cho vay cá nhân như luật đất đai, luật dân sự... Có như vậy mới tránh được những khúc mắc, chồng chéo trong quá trình thẩm định giải quyết cho vay của ngân hàng, hồn thiện mơi trường pháp lý.
NHNN cần tổ chức triển khai các giải pháp mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trường, đồng thời từng bước hình thành thị trường mua bán nợ trên cơ sở minh bạch, làm rõ cơ chế cho sự tham gia của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngồi; Hỗ trợ TCTD, Tổng cơng ty quản lý tài sản (VAMC) thu hồi nợ và xử lý tài sản bảo đảm, đặc biệt là đối với khách hàng vay chây ỳ, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Bên cạnh đó cần đảm bảo sự thống nhất, tránh tình trạng chồng chéo giữa các văn bản quy định liên quan đến phân loại và xử lý nợ.
Là cơ quan lãnh đạo tồn ngành ngân hàng, NHNN cần ln nâng cao chất lượng công tác thống kê, dự báo, theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để chủ động phân tích tình hình, dự báo kinh tế vĩ mơ, tiền tệ và triển khai đồng bộ, linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm thanh khoản hệ thống, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ phù hợp với các cân đối vĩ mơ và mục tiêu chính sách tiền tệ, phấn đấu ổn định mặt bằng lãi suất. Thực hiện chủ trương của Chính phủ trong giai đoạn 2016 – 2020, NHNN cần thực hiện các giải pháp kiểm sốt tăng trưởng tín dụng phù hợp điều kiện của nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an tồn, hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ;
kiểm sốt tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục cho phép TCTD được xem xét, quyết định cho vay vốn bằng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn ở trong nước nhằm thực hiện phương án SXKD hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, cơng tác quản lý điều hành giá cũng như với các chính sách kinh tế vĩ mơ khác để đảm bảo thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ. Tập trung hồn thiện và phát triển hệ thống thanh toán và dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại gắn liền với đảm bảo an toàn an ninh mạng, đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa vào những hạn chế và nguyên nhân phân tích trong chương 2, kết hợp với mục tiêu phát triển chi nhánh BIDV Thái Nguyên đã đặt ra, chương 3 đã đề xuất các biện pháp để góp phần phát triển tín dụng cá nhân tại BIDV Thái Nguyên một cách bền vững hơn trong thời gian tới.
Các đề xuất bao gồm nhóm các đề xuất dành cho chi nhánh và nhóm các đề xuất cho các cấp cao hơn. Trong đó những biện pháp chủ yếu dành cho chi nhánh nhằm tập trung cải thiện tình hình nợ xấu, tạo điều kiện đẩy mạnh dư nợ đi đôi với phát triển bộ phận nhân sự phụ trách QHKHCN cả về lượng và chất và đưa sản phẩm tín dụng đến gần với khách hàng mục tiêu hơn. Bên cạnh đó là một số biện pháp đề xuất cho các cấp cao hơn với nội dung chính là tập trung vào xử lý nợ xấu, tiếp tục kiềm chế lạm phát, dần ổn định nền kinh tế.
Tất cả những đề xuất trên đều hướng đến một mục tiêu chung là phát triển một cách bền vững hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên trước mơi trường kinh tế cịn nhiều thách thức và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ.
PHẦN KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra các biện pháp để phát triển bền vững mảng tín dụng cá nhân nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập, luận văn đã thực hiện được những nội dung sau:
Thứ nhất, luận văn đã trình bày tổng quan cơ sở lý luận về tín dụng cá nhân và phát triển bền vững tín dụng cá nhân. Trong đó đề cập đến khái niệm, đặc điểm, vai trị của tín dụng cá nhân đối với các chủ thể trong nền kinh tế, các loại sản phẩm tín dụng cá nhân; khái niệm về phát triển bền vững tín dụng cá nhân và những tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển bền vững của tín dụng cá nhân. Bên cạnh đó luận văn đưa ra trường hợp ngân hàng nước ngồi thành cơng trên thị trường tín dụng bán lẻ tại Việt Nam làm bài học kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và BIDV chi nhánh Thái Ngun nói riêng.
Thứ hai, qua phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại chi nhánh dựa trên các tiêu chí: dư nợ tín dụng cá nhân, tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân, lợi nhuận tín dụng cá nhân mang lại, sự đa dạng về sản phẩm tín dụng cá nhân và mức độ hài lòng của khách hàng đối với hoạt động tín dụng cá nhân, luận văn đã đánh giá mức độ phát triển bền vững của tín dụng cá nhân, đưa ra những thành cơng đã đạt được và những hạn chế cần khắc phục. Đồng thời, cũng nêu lên những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.
Thứ ba, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế trong chương 2, kết hợp với những định hướng phát triển tín dụng cá nhân tại chi nhánh, luận văn đề xuất hai nhóm biện pháp cho chi nhánh và các cấp cao hơn để phát triển tín dụng cá nhân một cách bền vững hơn đối với bản thân chi nhánh. Những biện pháp đó cần được triển khai đồng bộ và vững chắc, nhằm giữ vững vị thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh trong toàn hệ thống BIDV cũng như trên địa bàn tỉnh.
Đề tài về phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại các NHTM không phải là đề tài mới, tuy nhiên luận văn muốn nhấn mạnh đến sự phát triển bền vững là sự phát triển về chất lượng song song với phát triển về số lượng, khác với các luận văn trước đây tập trung đánh giá phần lớn vào sự tăng về quy mô. Bên cạnh đó, vấn đề phát triển một cách bền vững cũng là mục tiêu mà các ngân hàng thương mại chú trọng trong thời gian gần đây trước những khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Do kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, luận văn khơng tránh khỏi những sai sót. Học viên rất mong nhận được sự góp ý quý báu của quý thầy cô, các nhà khoa học, các anh chị và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Hải Bình, Trần Thu Thủy (2016), Phát triển kinh tế giai đoạn 2011-
2015 và định hướng 2016 - 2020, Tạp chí tài chính, tại địa chỉ:
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/phat-trien-kinh-te- giai-doan-20112015-va-dinh-huong-20162020-79500.html, ngày truy cập 2/4/2017. 2. Chính phủ, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2014, 2014, tại địa chỉ:
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungtinhhinhthuchien? categoryId=100003029&articleId=10053823, ngày truy cập 2/4/2017.
3. Mai Việt Dũng, Vấn đề phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, tại địa
chỉ:http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/1370-van-de-phat-trien- kinh-te-ben-vung-o-viet-nam-hien-nay.html, ngày truy cập 19/3/2017.
4. Trần Thọ Đạt, Đặng Ngọc Đức, Chính sách tiền tệ giai đoạn 2011-2015 và
những tác động tới nền kinh tế; Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 3/2016.
5. Đường Thị Thanh Hải, Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân ở
Việt Nam, Tạp chí Tài chính, số 4/2014.
6. Đỗ Thị Bích Hồng (2014), Một số suy nghĩ về phát triển bền vững ngành ngân
hàng, Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tại địa chỉ:
http://bit.ly/2p3EOdT , ngày truy cập 19/3/2017.
7. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết ngành ngân hàng tỉnh
Thái Nguyên 2016, Thái Nguyên 2016.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 05/2011/TT-NHNN Quy định về thu
phí cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội 2011.
9. Ngân hàng TMCP Á Châu, Quy định sản phẩm, 2010. 10. Ngân hàng TMCP An Bình, Quy định sản phẩm, 2012.
11. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam Chi nhánh Thái Nguyên, Báo cáo hoạt động kinh doanh 2012, 2013, 2014, 2016, Thái Nguyên 2012, 2013, 2014,
2016.
12. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam Chi nhánh Thái Nguyên, Báo cáo hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 - 2015, Thái Nguyên 2015.
13. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam, Quyết định ban hành Quy
định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ, 2009.
14. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Sổ tay tín dụng, 2005
15. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thị Lan, Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, 2014, tr. 28.
16. Nguyễn Đức Thành, Kinh tế Việt Nam: Nhìn lại năm 2015 và triển vọng 2016, Tạp chí tài chính, kỳ 1 tháng 1/2016.
17. Bùi Đức Thọ, Tổng quan phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013, Tạp chí Tài chính, số 12/2013.
18. Vietcombank, Mobile banking, tại địa chỉ:
https://www.vietcombank.com.vn/EBanking/MobileBanking, ngày truy cập 27/9/2017.
19. Vietcombank, SMS banking, tại địa chỉ:
https://www.vietcombank.com.vn/EBanking/SMSBanking, ngày truy cập 27/9/2017 20. Vietcombank, Internet banking, tại địa chỉ:
https://www.vietcombank.com.vn/EBanking/ IBanking , ngày truy cập 27/9/2017 21. Vietcombank, Phone banking, tại địa chỉ:
https://www.vietcombank.com.vn/EBanking/ IBanking , ngày truy cập 27/9/2017
Tiếng Anh
22. International Institute for Sustainable Development, Sustainable development, tại địa chỉ: http://www.iisd.org/topic/sustainable-development, ngày truy cập 19/3/2017.
23. Mapa Research, 2015, HSBC develops mobile application for personal loans, tại địa chỉ: http://www.maparesearch.com/hsbc-develops-mobile-application-for- personal-loans/, ngày truy cập 25/3/2017.
24. HSBC, HSBC Personal loan, tại địa chỉ:
https://www.hsbc.co.uk/1/2/loans/personal-loan, ngày truy cập 25/3/2017.