Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 54)

2.1. Khái quát về ngân hàng BIDV – chi nhánh Thái Nguyên

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng

Về quy mơ tín dụng

Năm 2012 tổng dư nợ trừ ODA đạt 4.407 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với mức

tăng của địa bàn, 1,6 lần mức tăng của hệ thống và nằm trong giới hạn tín dụng được giao. Dư nợ bình quân năm đạt 4.125 tỷ đồng, tăng 29,8% so với năm 2011. Dư nợ TDH đạt 1.533 tỷ, chiếm 34,8% TDN. Dư nợ ngắn hạn đạt 2.874 tỷ, tăng 13,11% so với 2011, giảm 7,5% về tỷ trọng so với 2011. Dư nợ VNĐ đạt 3.756 tỷ, tăng 17% so với cùng kỳ, chiếm 85,2% TDN. Dư nợ ngoại tệ đạt 651 tỷ, tăng 124,5% so với cùng kỳ, chiếm 14,8% TDN. Khách hàng DN dư nợ 4.017 tỷ đồng chiếm 91,2% TDN, KHCN dư nợ 390 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2011, cao hơn rất nhiều mức tăng trưởng tín dụng chung tồn chi nhánh (26,1%). So với tồn ngành tỷ trọng này còn thấp song là bước dịch chuyển cơ bản giúp chi nhánh hạn

chế và phân tán rủi ro. Vịng quay tín dụng bình qn 2012 là 3,13 vịng/năm, cao hơn năm 2011 0,13 vòng/năm.

Năm 2013 dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 4.945 tỷ đồng, tăng 12,21% so với năm

2012, thấp hơn tăng trưởng chung của hệ thống BIDV (16,74%). Trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 3.376 tỷ đồng, tăng 17,47%, chiếm 66,2% tổng dư nợ, tăng 0,3% về tỷ trọng so với năm 2012. Dư nợ TDH đạt 1.569 tỷ đồng, chiếm 33,8% tổng dư nợ, tăng 2,35% so với năm 2012. Khách hàng doanh nghiệp dư nợ 4.402 tỷ đồng, chiếm 89,02% tổng dư nợ. Khách hàng cá nhân dư nợ 543 tỷ đồng, chiếm 10,98% tổng dư nợ. Dư nợ VNĐ đạt 4.285 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ, chiếm 87% tổng dư nợ. Dư nợ ngoại tệ đạt 660 tỷ đồng, tăng 1,38% so với đầu năm, chiếm 13,35% tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng bình qn đạt 4.777 tỷ đồng, tăng 15,81% so với đầu năm, trong đó dư nợ bình qn khách hàng cá nhân đạt 469 tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2012, vượt kế hoạch 29%.

Năm 2014, dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 4.739 tỷ đồng, giảm 4,17% so với năm

trước. Dư nợ tín dụng giảm là do dư nợ tín dụng doanh nghiệp giảm mạnh, trong điều kiện các doanh nghiệp vẫn cịn nhiều khó khăn trong SXKD, hấp thụ vốn kém. Trong khi đó dư nợ tín dụng cá nhân lại tăng trưởng 40,99%, đạt 585,7 tỷ đồng, hoàn thành 178% kế hoạch năm. Tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân tính trên tổng dư nợ đạt 12,3%, có tăng trưởng so với năm 2013. Tỷ trọng dư nợ TDH tính trên tổng dư nợ là 23,5%, nằm trong giới hạn được giao và ln thấp hơn so với tỷ lệ tồn hệ thống (44,5%).

Năm 2015 dư nợ tín dụng đạt 6.030 tỷ đồng, tăng 27,4% so với năm 2014.

Trong năm 2015, chi nhánh đã đổi mới căn bản cơ cấu tín dụng theo hướng an tồn, hiệu quả, phát triển bền vững bằng cách chú trọng phát triển tín dụng bán lẻ, đặc biệt là tín dụng bán lẻ tiêu dùng. Dư nợ bán lẻ năm 2015 vượt mốc 1.000 tỷ đạt 1.042 tỷ, tăng trưởng ấn tượng 78% so với năm 2014, chiếm 17,26% dư nợ. Tăng dần tỷ trọng cho vay có đảm bảo bằng tài sản trong tổng dư nợ từ 76,82% năm 2011 lên 90% năm 2015.

Đến 31/12/2016 dư nợ đạt 7.172 tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm, cao hơn mức tăng chung của BIDV (18%), bình qn địa bàn (18,6%) và tồn ngành ngân hàng (18%). Dư nợ tăng trưởng tương đối đều trong các tháng, do vậy dư nợ bình quân tăng khá cao (17,2%). Dư nợ trung dài hạn đạt 1.785 tỷ đồng, tăng 18,3% với 2015, chiếm 24,8% tổng dư nợ. DN ngắn hạn đạt 5.387 tỷ đồng, tăng 19,2% với 2015, chiếm 75,2% TDN. Dư nợ TDBL bình quân đạt 1.188 tỷ đồng, hoàn thành 103% kế hoạch năm. Trong năm 2016, dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng tốt từ đầu năm và duy trì trong giai đoạn cuối năm, thể hiện ở tăng trưởng dư nợ bình quân tăng cao hơn khá nhiều so với tăng trưởng dư nợ cuối kỳ. Dư nợ VNĐ đạt 6.743 tỷ đồng, tăng 15,4% cùng kỳ, chiếm 94% TDN. Dư nợ ngoại tệ 429 tỷ đồng, chiếm 6% TDN. Dư nợ tín dụng bình qn được duy trì mức tương đối cao 6.428 tỷ đồng, tăng 17,2%, tỷ lệ này đạt gần bằng tốc độ tăng dư nợ cuối kỳ. Vịng quay tín dụng chung đạt 3,5 vịng/năm, cao hơn 2015 là 3,2 vịng/năm, trong đó vịng tín dụng ngắn hạn đạt 4,5 vòng/năm (2015 là 4,1).

Về chất lượng tín dụng

Nhiệm vụ trọng tâm trong cơng tác tín dụng năm 2012 của chi nhánh là tập trung quyết liệt thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, tận thu lãi treo. Trong năm chi nhánh đã tận thu được 14,1 tỷ đồng nợ xấu nội bảng, tăng 58,4% so với thực hiện năm 2011.

Năm 2013 chất lượng tín dụng đã được kiểm sốt song vẫn còn nhiều rủi ro

tiềm ẩn, nguy cơ tái tăng trở lại ở mức cao do nhiều nguyên nhân như: doanh nghiệp vẫn chưa thốt khỏi tình trạng khó khăn về tài chính; một số doanh nghiệp được cơ cấu nợ, gia hạn nợ vẫn chưa thực sự có dấu hiệu phục hồi SXKD, khả năng phải chuyển nhóm nợ ở mức cao; hoạt động cho vay còn chưa thực sự sát với chu kỳ SXKD, việc kiểm tra sử dụng vốn vay thường xuyên vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Dư nợ cịn tập trung ở một nhóm khách hàng lớn nên tiềm ẩn nhiều rủi ro khi doanh nghiệp gặp khó khăn.

Năm 2014, chi nhánh đã chủ động tích cực kiểm sốt chất lượng tín dụng

thơng qua các biện pháp đồng bộ như tự thành lập các tổ kiểm tra để rà soát chất download by : skknchat@gmail.com

lượng tín dụng, bảo lãnh của chi nhánh, lập kế hoạch xử lý thu hồi nợ xấu chi tiết đến từng cán bộ, từng khách hàng gắn với phương án, lộ trình xử lý cụ thể trên cơ sở đánh giá khả năng thực tế của từng khách hàng. Hàng tuần hàng tháng có sơ kết đánh giá về tình hình xử lý nợ và triển khai các phương án xử lý phù hợp với diễn biến thực tế của khách hàng. Rà sốt cơng tác phân loại nợ, trích lập DPRR theo phân loại nợ. Xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện theo TT 02...chất lượng tín dụng được kiểm sốt tốt so với mục tiêu.

Năm 2015, do kiểm sốt được tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tín dụng có

chọn lọc vào các khách hàng tốt, dự án tốt, các ngành hàng tốt là lợi thế so sánh của địa bàn, đồng thời có những biện pháp quyết liệt và hợp lý để xử lý nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh được giữ ổn định dưới 3%.

Nhiệm vụ trọng tâm trong cơng tác tín dụng năm 2016 của chi nhánh là tập trung quyết liệt thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC, tận thu lãi treo. Bằng các giải pháp quyết liệt cùng các cơ chế chính sách tạo động lực cũng như áp lực trong công tác xử lý nợ, chi nhánh (CN) đã tận thu 3,46 tỷ đồng lãi treo (vượt kế hoạch 2016 nhưng thấp hơn năm 2015 xấp xỉ 7,26 tỷ đồng), trong đó 2,2 tỷ đồng lãi của nợ nhóm 2, 1,26 tỷ đồng lãi từ nợ xấu, thu nợ ngoại bảng 20,7 tỷ (vượt 45% kế hoạch), thu nợ VAMC là 4,9 tỷ đồng.

Bảng 2.2: Kết quả phân loại nợ của BIDV Thái Nguyên (2012 – 2016)

Nhóm nợ/Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Nợ nhóm I (tỷ đồng) 4.100 (93,01%) 4.706 (95,16%) 4.560,8 (96,24%) 5.968 (98,97%) 7.120 (99,2%) Nợ nhóm II (tỷ đồng) 260 (5,9% ) 205 (4,15%) 172,5 (3,64%) 49,2 (0,82%) 45,9 (0,64%) Nợ xấu (tỷ đồng) 47 (1,06% ) 34,1 (0,69%) 5,67 (0,12%) 2,41 (0,04%) 6,2 (0,086%) Trong đó: Nợ nhóm III 34 tỷ 0,00 tỷ 2,02 tỷ 0,96 tỷ 3,5 tỷ Nợ nhóm IV 5 tỷ 27 tỷ 2,62 tỷ 0,98 tỷ 1,1 tỷ Nợ nhóm V 8 tỷ 7,1 tỷ 1,03 tỷ 0,47 tỷ 1,6 tỷ download by : skknchat@gmail.com

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính BIDV Thái Ngun

2.1.2.3. Cơng tác dịch vụ

Năm 2012 thu dịch vụ bán lẻ như dịch vụ thẻ, BSMS có mức tăng trưởng khá

cao (dịch vụ thẻ tăng 65,75%, BSMS tăng 62,1% so với năm 2011). Tổng thu dịch vụ đạt 31,3 tỷ đồng, trong đó thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ đạt 7,6 tỷ đồng. Thu dịch vụ ròng đạt 24,3 tỷ đồng, chiếm 16,91% tổng lợi nhuận chi nhánh.

Sang năm 2013, thu dịch vụ ròng đạt 29,3 tỷ đồng, tăng 20,58% so với cùng kỳ. Một số dòng dịch vụ chiếm tỷ trọng cao như dịch vụ bảo lãnh, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ có mức tăng trưởng thấp so với năm 2011 và 2012. Các dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ... hạn chế do điều chỉnh biểu phí dịch vụ giảm, thực hiện các đợt miễn giảm phí cho khách hàng, triển khai các đợt miễn phí phát hành thẻ nên ảnh hưởng đến phí dịch vụ thu được. Năm 2014, thu dịch vụ ròng tăng mạnh 41,64%, đạt 41,5 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu vẫn là thu từ hoạt động bán buôn đạt 35,42 tỷ, chiếm 85,35% tổng thu dịch vụ ròng, thu dịch vụ thẻ đạt 2,6 tỷ, thu phí dịch vụ BSMS đạt 1,9 tỷ.

Năm 2015 thu dịch vụ ròng đạt 39,8 tỷ đồng, giảm 4,1% so với năm 2014.

Thu dịch vụ từ hoạt động bán buôn đạt 27,7 tỷ đồng, giảm 21,8% so với năm 2014. Các mảng dịch vụ như dịch vụ bảo lãnh, tài trợ thương mại giảm mạnh, trong khi các dịch vụ như dịch vụ thẻ, dịch vụ nhắn tin BSMS vẫn tăng trưởng. Thu phí dịch vụ thẻ đạt 3,74 tỷ, tăng 43,85% so với năm 2014, đạt 100,5% kế hoạch. Công tác hỗ trợ khách hàng sử dụng thẻ tốt, xử lý nhanh các khiếu nại phàn nàn của khách hàng. Đảm bảo các máy ATM hoạt động tốt, khơng để thời gian ngừng máy. Thu phí dịch vụ nhắn tin BSMS đạt 2,4 tỷ đồng, tăng 26,31% so với năm 2014 với số lượng khách hàng đạt gần 37.000 trên nền khách hàng cá nhân 92.000. Ngồi ra chi nhánh cịn phát triển các dịch vụ khác như POS với số lượng 110 máy, các dịch vụ ngân hàng điện tử Ebanking, Mobile Banking, thanh tốn hóa đơn tiền điện, nước, truyền hình,...

Năm 2016, thu dịch vụ ròng đạt 35,4 tỷ đồng, đạt 72% kế hoạch năm, giảm

11% với 2015 (toàn hệ thống tăng trưởng thu dịch vụ rịng 11%). Trong đó dịch vụ download by : skknchat@gmail.com

bảo lãnh giảm mạnh, đạt 7 tỷ đồng (giảm 2,3 tỷ đồng với 2015), tài trợ thương mại đạt 5,4 tỷ đồng (giảm 0,5 tỷ đồng với 2015), trong khi các dịch vụ khác như thanh toán, ngân hàng điện tử, thẻ vẫn tăng trưởng so với năm 2015. Thu dịch vụ chủ yếu từ hoạt động bán buôn, đạt 23,3 tỷ đồng (giảm tuyệt đối 4,4 tỷ so với 2015) chiếm 66% tổng nguồn thu dịch vụ. Thu từ dịch vụ bán lẻ đạt 12,1 tỷ đồng (xấp xỉ năm 2015), chiếm 34% tổng thu dịch vụ. Như vậy thu dịch vụ từ bán lẻ khơng tăng trưởng cịn thu từ bán buôn giảm khá mạnh. Thu kinh doanh ngoại tệ và phái sinh đạt 2,76 tỷ đồng, tăng 0,7% với 2015, hoàn thành 86% kế hoạch 2016. Tổng thu rịng ngồi lãi (thu dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ) trong năm đạt 38,16 tỷ đồng, chiếm 20,4% tổng lợi nhuận của chi nhánh, giảm 5,4% với 2015.

2.2. Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên trong những năm gần đây (2012 – 2016) trong những năm gần đây (2012 – 2016)

2.2.1. Q trình triển khai tín dụng cá nhân tại BIDV Thái Nguyên

Trước đây BIDV chỉ được biết đến như một ngân hàng bán buôn, việc phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ được đẩy mạnh từ cuối năm 2008 từ khi thực hiện dự án TA2. Mục tiêu “Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn thứ 2 trên thị trường về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ” là một trong những mục tiêu ưu tiên bên cạnh mục tiêu giữ vững vị thế ngân hàng bán buôn, trong những năm qua CN đã xây dựng và phát triển cho mình nền khách hàng hiệu quả trên cơ sở sàng lọc và phân tích nền khách hàng hiện có, duy trì những khách hàng truyền thống, có uy tín, có quan hệ lâu dài. Khơng ngừng gia tăng, phát triển nền khách hàng bán lẻ, chú trọng việc khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ, tăng cường bán chéo, bán kèm sản phẩm để gia tăng hiệu quả hoạt động trên từng khách hàng. Phát triển thêm các khách hàng mới có tiềm lực phát triển, có tình hình tài chính lành mạnh. Thường xun thực hiện những chương trình ưu đãi cạnh tranh với những NHTM khác trên địa bàn nhằm phát triển tín dụng cá nhân của CN. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh tín dụng cá nhân mang lại nhìn chung chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của địa bàn bởi các yếu tố như chính sách thu hút khách hàng, kinh nghiệm chăm sóc khách hàng cá nhân, đặc biệt là khách hàng VIP cũng như việc tăng cường tiện ích cho sản phẩm dịch vụ...

còn nhiều hạn chế hơn các nhân hàng TMCP vốn xác định bán lẻ là mục tiêu hàng đầu ngay từ khi mới thành lập như ACB, Techcombank, VIB, Sacombank,...Để có thể thấy rõ hơn về tình hình phát triển tín dụng cá nhân tại BIDV CN Thái Nguyên, luận văn xin phân tích dựa trên các chỉ tiêu: Tốc độ tăng dư nợ TDCN, Tỷ lệ nợ xấu, Tốc độ tăng lợi nhuận từ tín dụng cá nhân, Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng cá nhân và một số các yếu tố khác liên quan đến hoạt động tín dụng của BIDV chi nhánh Thái Nguyên.

2.2.2. Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại BIDV Thái Nguyên

2.2.2.1. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng cá nhân

Bảng 2.3: Dư nợ TDCN BIDV Thái Nguyên 2012 - 2016

Năm/Chỉ tiêu Tổng dư nợ tín dụng (tỷ VNĐ) Dư nợ tín dụng cá nhân Tốc độ tăng dư nợ TDCN Dư nợ (Tỷ VNĐ) Tỷ lệ%/Tổng dư nợ 2012 4.407 299 6,78% 37,04% 2013 4.945 415,4 8,40% 38,93% 2014 4.739 585,7 12,36% 40,99% 2015 6.030 1.042 17,28% 77,91% 2016 7.172 1.391 19,39% 33,49%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của BIDV Thái Nguyên

Trong năm 2012, hội sở chính đã đưa ra hàng loạt các văn bản khuyến khích bán lẻ như chương trình 4000 tỷ đồng hỗ trợ mua nhà, 5000 tỷ đồng cho vay ưu đãi hộ kinh doanh, cho vay mua ôtô, cho vay ưu đãi đối với khách hàng chăn nuôi trang trại... với mức ưu đãi về lãi suất cho vay. Nhờ đó, dư nợ bán lẻ năm 2012 đạt 299 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2011, và cao hơn rất nhiều mức tăng trưởng tín dụng chung của tồn chi nhánh (26,1%) chiếm tỷ trọng 6,78% tổng dư nợ. So với tồn

ngành tỷ trọng này cịn thấp, xong là bước dịch chuyển cơ bản giúp chi nhánh hạn chế và phân tán rủi ro. Năm 2013, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 415,4 tỷ đồng, chiếm 8,4% tổng dư nợ chi nhánh, tăng gần 39% so với cùng kỳ. Bước sang năm 2014, dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng khá, đặc biệt tăng cao trong quý cuối năm khi vào chu kỳ kinh doanh. Riêng quý IV tăng 124 tỷ, chiếm 73% mức tăng tuyệt đối trong năm (170 tỷ) do BIDV đã đẩy mạnh triển khai các gói khuyến khích tín dụng bán lẻ. Đến 31/12/2014 dư nợ bán lẻ đạt 585 tỷ, hoàn thành 178% kế hoạch năm, tăng 41% với 2013. Dư nợ bán lẻ bình quân đạt 433 tỷ, hoàn thành 107% kế hoạch. Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/TDN đạt 12,3%, cao hơn 2013 xong vẫn thấp hơn tỷ trọng của tồn ngành (17%). Năm 2015 là năm tín dụng bán lẻ có sự tăng trưởng đột phá. Đây là năm BIDV triển khai nhiều dự án ưu đãi lãi suất cho vay dành cho nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình với lãi suất vay giảm sâu cịn 6 – 6,5% như Gói tín dụng 8.000 tỷ đồng cho vay sản xuất kinh doanh từ tháng 3 đến hết tháng 12. Trước đó là Gói 1.000 tỷ đồng cho vay tiêu dùng bảo đảm bằng bất động sản triển khai từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2015, và Gói tín dụng Chào xn 2015. Dư nợ đạt trên 1000 tỷ, tăng 78% với 2014 (số tuyệt đối tăng 457 tỷ), đưa tỷ trọng dư nợ bán lẻ/tổng dư nợ chi nhánh đạt 17,26%. Trong đó dư nợ bán lẻ tại các phịng giao dịch năm 2015 đạt 422 tỷ (40,5% tổng dư nợ bán lẻ). Tuy nhiên tỷ trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)