1.2. Phát triển bền vững tín dụng cá nhân tại NHTM
1.2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng
Tốc độ tăng dư nợ tín dụng cá nhân
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng quy mơ của hoạt động tín dụng cá nhân tại một ngân hàng. Tốc độ tăng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng đang phát triển về lượng. Tuy nhiên, dựa trên tiêu chí phát triển bền vững thì tốc độ tăng cần đồng đều, tránh tăng quá cao dẫn tới tăng trưởng nóng khơng đảm bảo tính bền vững. Việc đo lường, đánh giá tốc độ tăng dư nợ tín dụng cá nhân (DNTDCN) được thực hiện thông qua tỷ lệ tăng trưởng DNTDCN
Tỷ lệ nợ xấu
Phát triển tín dụng cá nhân khơng chỉ xét đến sự tăng về quy mơ, số lượng là dư nợ tín dụng mà cịn phải tăng chất lượng tín dụng. Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng là mức độ an tồn vốn tín dụng, thể hiện qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu.
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/1/2013, Thông tư 09/2014/TT-NHNN ban hành ngày 18/3/2014 sửa đổi một số quy định tại Thông
tư 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, việc phân loại nợ được thực hiện như sau:
Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm: - Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn cịn lại;
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
+ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu)
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu;
+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
Nợ xấu bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân được tính theo cơng thức:
Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ tín dụng cá nhân thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vì vậy, tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng càng thấp càng tốt. Theo quy định của NHNN, hiện nay các NHTM đều phải đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%.
Mức độ sinh lời từ tín dụng cá nhân
Tỷ lệ lợi nhuận tín dụng cá nhân trên tổng lợi nhuận tín dụng phản ánh tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tín dụng cá nhân trong mối tương quan với tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chung, từ đó thể hiện chất lượng tín dụng cá nhân.
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng lãi từ hoạt động tín dụng thì có bao nhiêu đồng lãi từ tín dụng cá nhân, đồng thời cho thấy tương quan sinh lời giữa hoạt động tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp, tổ chức. Lợi nhuận tín dụng cá nhân mang lại cho thấy các khoản vay cá nhân không những thu hồi được gốc mà cịn sinh lãi.
Ngồi ra, chỉ tiêu Tỷ lệ sinh lời của tín dụng cá nhân là một chỉ tiêu khác phản ánh chất lượng tín dụng cá nhân. Chỉ tiêu này cho biết trên 100 đồng dư nợ tín dụng cá nhân thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng tốt.
Chất lượng tín dụng cá nhân phát triển bền vững được đánh giá dựa trên sự tăng lên một cách ổn định của lãi từ tín dụng cá nhân trong mối tương quan với tổng lãi tín dụng và tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Từ đó có định hướng duy trì hoặc điều chỉnh hoạt động tín dụng cá nhân nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững.
Tốc độ tăng lợi nhuận từ tín dụng cá nhân
Chỉ tiêu cơ bản nhất phản ánh tốc độ tăng lợi nhuận tín dụng cá nhân là tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận tín dụng cá nhân:
Tỷ lệ tăng trưởng dương cho thấy có sự gia tăng về quy mô lợi nhuận tại năm nay so với năm trước. Tỷ lệ tăng trưởng đồng đều qua các năm thể hiện sự tăng lên đều đặn của lợi nhuận.