2.2. Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên
2.2.2.2. Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân
Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu TDCN BIDV Thái Nguyên 2012 - 2016
Chỉ tiêu/Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Dư nợ xấu TDCN (tỷ đồng) 1,78 1,33 0,33 0,39 2,67 Dư nợ TDCN (tỷ đồng) 299 415,4 585,7 1.042 1.391 Tỷ lệ nợ xấu TDCN (%) 0,59 0,32 0,06 0,04 0,19
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh BIDV Thái Nguyên 2012 - 2016
Nhìn chung, trong 5 năm qua chi nhánh ln kiểm sốt chặt chẽ về giới hạn và chất lượng tín dụng cá nhân, tuân thủ sự chỉ đạo và định hướng của NHNN và BIDV, quyết liệt xử lý nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân duy trì ở mức dưới 1%. Cả dư nợ và tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân đều giảm từ năm 2012 đến năm 2014, năm 2016 tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ 0,15% so với 2015 nhưng vẫn duy trì dưới 1% theo kế hoạch.
Cụ thể, năm 2012, nợ xấu gia tăng đột biến theo mức độ khó khăn của nền kinh tế, lợi nhuận các ngân hàng hầu hết sụt giảm trong năm, thậm chí có nhiều TCTD kinh doanh thua lỗ. Tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên, tính đến 31/12/2012, dư nợ xấu là 47 tỷ đồng chiếm 1,06% tổng dư nợ và cao hơn kế hoạch được giao là 0,06%, tuy nhiên dư nợ xấu tín dụng bán lẻ là 1,78 tỷ đồng, chiếm 0,59% tổng dư nợ bán lẻ toàn chi nhánh, nằm trong giới hạn được giao (<1%). Năm 2013 tỷ lệ nợ
xấu tín dụng cá nhân giảm 0,27% so với năm trước xuống còn 0,32% tương ứng với mức giảm 0,45 tỷ dư nợ xấu cá nhân. Năm 2014 tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân tiếp tục giảm khoảng 0,26% so với năm trước xuống 0,06% dư nợ bán lẻ, cùng với mức giảm khoảng 1 tỷ dư nợ xấu xuống còn 0,33 tỷ. Kết quả này là do chi nhánh đã chủ động tích cực kiểm sốt chất lượng tín dụng thơng qua các biện pháp đồng bộ như tự thành lập các tổ kiểm tra để rà sốt chất lượng tín dụng, bảo lãnh của chi nhánh, lập kế hoạch xử lý thu hồi nợ xấu chi tiết đến từng cán bộ, từng khách hàng gắn với phương án, lộ trình xử lý cụ thể trên cơ sở đánh giá khả năng thực tế của từng khách hàng. Hàng tuần hàng tháng có sơ kết đánh giá về tình hình xử lý nợ và triển khai các phương án xử lý phù hợp với diễn biến thực tế của khách hàng. Rà sốt cơng tác phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo phân loại nợ. Xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện theo thơng tư 02...nhờ vậy chất lượng tín dụng được kiểm sốt tốt so với mục tiêu. Năm 2015 mặc dù con số tuyệt đối của nợ xấu bán lẻ tăng nhưng do sự tăng trưởng đột biến của dư nợ tín dụng bán lẻ cao gấp 4 lần tốc độ tăng của nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu tín dụng bán lẻ tiếp tục giảm 0,02% xuống cịn 0,04%. Có thể nói chất lượng tín dụng được kiểm sốt song thực tế vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại vào 2016 và những năm tiếp theo. Thực tế là năm 2016, con số tuyệt đối nợ xấu tín dụng bán lẻ là 2,67 tỷ đồng, tăng 2,28 tỷ so với năm 2015, chiếm 43% nợ xấu và 0,19% dư nợ bán lẻ (cao hơn tỷ lệ năm 2015 0,15%). Tốc độ tăng nợ xấu cá nhân cao gấp 17 lần tốc độ tăng dư nợ tín dụng cá nhân khiến tỷ lệ nợ xấu đảo chiều tăng trở lại trong năm này. Việc tỷ lệ nợ xấu ngấp nghé tăng trở lại trong năm này có thể là hệ quả của cơ chế cơ cấu lại nợ khơng cần chuyển nhóm theo Quyết định
780 của Ngân hàng Nhà nước cho các tổ chức tín dụng được thực hiện từ ngày 23/4/2012. Với cơ chế trên, một lượng lớn dư nợ lẽ ra đã là nợ xấu, nhưng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tức từ thời điểm đó đã đẩy về cho tương lai ghi nhận sau. Tại ngày 1/2/2015 Ngân hàng Nhà nước đột ngột nâng mạnh giới hạn tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 30% lên tới 60%. Dữ kiện này có trước thềm quyết định khép lại cơ chế cho cơ cấu lại nợ mà khơng phải chuyển nhóm nói trên vài tháng (qua hiệu lực trong Thông tư 09, các ngân hàng chỉ còn cơ hội cơ cấu lại nợ một lần duy nhất trước ngày 1/4/2015). Tựu trung lại, chính sách cho cơ cấu lại
nợ mà khơng phải chuyển nhóm đã đẩy một phần lẽ ra là nợ xấu về tương lai, mà từ năm 2016 phải nhận về và là một trong những nguyên nhân phản ánh ở xu hướng nợ xấu tăng lên.
Bảng 2.5: So sánh tốc độ tăng nợ xấu và dư nợ tín dụng cá nhân BIDV Thái Nguyên 2012 - 2016 Chỉ tiêu/Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Tăng trưởng nợ xấu TDCN -- -25,28% -75,19% 18,18% 584,62% Tăng trưởng dư nợ TDCN 37,04% 38,93% 40,99% 77,91% 33,49%
Nguồn: Tác giả tính tốn dựa trên số liệu của BIDV Thái Ngun