3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững tín dụng cá nhân tạ
3.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý và tác nghiệp
Xuất phát từ nguyên nhân công nghệ chưa được áp dụng triệt để trong hoạt động tín dụng bán lẻ, tác động đến khả năng phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng và cơng tác quản trị rủi ro tín dụng đã trình bày ở chương 2, và trên cơ sở bài học kinh nghiệm ứng dụng công nghệ vào hoạt động của ngân hàng Vietcombank nêu tại chương 1, tác giả nhận thấy đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý và tác nghiệp của chi nhánh là giải pháp cần thiết.
Việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý và tác nghiệp giúp chi nhánh giảm thiểu tối đa chi phí vận hành cũng như tăng hiệu quả hoạt động. Chi nhánh cần
đáp ứng đầy đủ đồng bộ các thiết bị công nghệ như hệ thống mạng, hệ thống thiết bị tin học, triển khai kịp thời các chương trình ứng dụng cơng nghệ phục vụ phát triển TDBL nhằm tiết kiệm nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bên cạnh những công nghệ được hội sở chính triển khai cho tồn hệ thống, bản thân chi nhánh đã xây dựng phần mềm BIDV Application trong năm 2013 để quản lý khách hàng cá nhân và khoản vay. Trong khi các ngân hàng quốc tế xem khách hàng như vị khách “của cả cuộc đời” với chu kỳ 40 – 50 năm, các ngân hàng nội cũng cần đẩy mạnh chăm sóc những giá trị cá nhân của khách hàng, bằng cách quản lý khách hàng theo độ tuổi, thu nhập, địa bàn... nhằm theo sát và giữ chân khách hàng lâu hơn.
Tự động hóa các cơng việc trên sẽ giúp giảm thiểu thao tác tác nghiệp cho cán bộ tín dụng, đồng thời đem lại tiện ích tối đa cho khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả cơng việc và tạo dựng hình ảnh một chi nhánh năng động, có khả năng cạnh tranh cao so với các đối thủ.