2.2. Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên
2.2.2.1. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng cá nhân
Bảng 2.3: Dư nợ TDCN BIDV Thái Nguyên 2012 - 2016
Năm/Chỉ tiêu Tổng dư nợ tín dụng (tỷ VNĐ) Dư nợ tín dụng cá nhân Tốc độ tăng dư nợ TDCN Dư nợ (Tỷ VNĐ) Tỷ lệ%/Tổng dư nợ 2012 4.407 299 6,78% 37,04% 2013 4.945 415,4 8,40% 38,93% 2014 4.739 585,7 12,36% 40,99% 2015 6.030 1.042 17,28% 77,91% 2016 7.172 1.391 19,39% 33,49%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của BIDV Thái Nguyên
Trong năm 2012, hội sở chính đã đưa ra hàng loạt các văn bản khuyến khích bán lẻ như chương trình 4000 tỷ đồng hỗ trợ mua nhà, 5000 tỷ đồng cho vay ưu đãi hộ kinh doanh, cho vay mua ôtô, cho vay ưu đãi đối với khách hàng chăn nuôi trang trại... với mức ưu đãi về lãi suất cho vay. Nhờ đó, dư nợ bán lẻ năm 2012 đạt 299 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2011, và cao hơn rất nhiều mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn chi nhánh (26,1%) chiếm tỷ trọng 6,78% tổng dư nợ. So với tồn
ngành tỷ trọng này cịn thấp, xong là bước dịch chuyển cơ bản giúp chi nhánh hạn chế và phân tán rủi ro. Năm 2013, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 415,4 tỷ đồng, chiếm 8,4% tổng dư nợ chi nhánh, tăng gần 39% so với cùng kỳ. Bước sang năm 2014, dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng khá, đặc biệt tăng cao trong quý cuối năm khi vào chu kỳ kinh doanh. Riêng quý IV tăng 124 tỷ, chiếm 73% mức tăng tuyệt đối trong năm (170 tỷ) do BIDV đã đẩy mạnh triển khai các gói khuyến khích tín dụng bán lẻ. Đến 31/12/2014 dư nợ bán lẻ đạt 585 tỷ, hoàn thành 178% kế hoạch năm, tăng 41% với 2013. Dư nợ bán lẻ bình quân đạt 433 tỷ, hoàn thành 107% kế hoạch. Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/TDN đạt 12,3%, cao hơn 2013 xong vẫn thấp hơn tỷ trọng của toàn ngành (17%). Năm 2015 là năm tín dụng bán lẻ có sự tăng trưởng đột phá. Đây là năm BIDV triển khai nhiều dự án ưu đãi lãi suất cho vay dành cho nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình với lãi suất vay giảm sâu cịn 6 – 6,5% như Gói tín dụng 8.000 tỷ đồng cho vay sản xuất kinh doanh từ tháng 3 đến hết tháng 12. Trước đó là Gói 1.000 tỷ đồng cho vay tiêu dùng bảo đảm bằng bất động sản triển khai từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2015, và Gói tín dụng Chào xn 2015. Dư nợ đạt trên 1000 tỷ, tăng 78% với 2014 (số tuyệt đối tăng 457 tỷ), đưa tỷ trọng dư nợ bán lẻ/tổng dư nợ chi nhánh đạt 17,26%. Trong đó dư nợ bán lẻ tại các phòng giao dịch năm 2015 đạt 422 tỷ (40,5% tổng dư nợ bán lẻ). Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ bán lẻ/tổng dư nợ của chi nhánh còn thấp so với hệ thống (23%) và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của địa bàn. Khách hàng chưa có thói quen giao dịch đi vay tại các phòng giao dịch của chi nhánh mà chủ yếu tập trung tại trụ sở chính. Năm 2016, dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng khá tốt, đạt tốc độ tăng trên 30% so với năm trước. Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/tổng dư nợ đạt 19,4% cao hơn 2015 và đang tiến dần tới tỷ trọng của tồn hệ thống (24,5%).
Nhìn chung, dư nợ tín dụng bán lẻ có sự tăng trưởng trong 5 năm qua, tỷ trọng dư nợ bán lẻ trong tổng dư nợ tín dụng đều tăng qua các năm cho thấy chi nhánh đang nỗ lực đẩy mạnh cho vay cá nhân song song với cho vay doanh nghiệp và tổ chức định chế tài chính. Có thời điểm (2014) tổng dư nợ tín dụng sụt giảm nhưng dư nợ tín dụng cá nhân vẫn tăng dẫn đến tỷ trọng tín dụng cá nhân tăng gần 4% so với năm trước (là mức tăng cao thứ 2 trong 5 năm trở lại đây). Với định hướng phát
triển tín dụng cá nhân cùng với chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ của tồn hệ thống BIDV thì sự gia tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân trong tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh là kết quả đáng ghi nhận. Về tốc độ tăng dư nợ bán lẻ qua các năm, dư nợ tín dụng bán lẻ tăng khá đều từ năm 2012 đến 2014, tăng mạnh vào năm 2015 là năm cuối của Kế hoạch 5 năm (2011 – 2015) và kết thúc Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2013 – 2015, tuy nhiên tốc độ tăng lại giảm mạnh vào năm 2016.