Đánh giá mức độ phát triển bền vững hoạt động tín dụng cá nhân tại BID

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 76)

BIDV Thái Nguyên

2.3.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất, mạng lưới giao dịch, hệ thống kênh phân phối được mở rộng, tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Công tác phát triển mạng lưới, mở rộng hệ thống

kênh phân phối trong 5 năm qua đã đạt được những kết quả tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng cá nhân tiếp xúc với nguồn vốn vay. Nếu như năm 2011 mạng lưới chi nhánh chỉ có 1 trụ sở chính ở sâu trong ngõ với 3 phòng giao dịch và 5 quỹ tiết kiệm, thì hiện nay sau khi chia tách, mạng lưới BIDV trên địa bàn tỉnh gồm 2 chi nhánh cấp 1 là chi nhánh Thái Nguyên và chi nhánh Nam Thái Ngun. Tính riêng chi nhánh Thái Ngun hiện tại có 7 phịng giao dịch trực thuộc trải rộng trên địa bàn thành phố, phân bố tại những khu vực đông dân cư. Bên cạnh đó chi nhánh đang có đề xuất tiếp tục mở thêm một số phòng giao dịch tại địa bàn các huyện Võ Nhai, Đại Từ nằm ở phía bắc tỉnh.

Thứ hai, chi nhánh tuân thủ minh bạch về lãi suất cho vay, cam kết không thu thêm bất kỳ một khoản phí nào từ khách hàng. Bên cạnh với lãi suất cho vay

cạnh tranh hơn các NHTM thì việc các ngân hàng TMCP quốc doanh như BIDV ngoài lãi suất cho vay khơng thu bất kỳ loại phí nào kể cả phí trả nợ trước hạn có thể gây bất lợi cho ngân hàng do bị giảm một khoản bù đắp những chi phí phát sinh hay những rủi ro về lãi suất, tuy nhiên đây lại là một điều có lợi cho khách hàng, giúp khách hàng không phải gánh áp lực trả nợ trước hạn, từ đó khách hàng ra quyết định vay nhanh chóng hơn so với rất nhiều các NHTMCP khác đang thu phí.

Thứ ba, chi nhánh có quy định rõ ràng về thời hạn hoàn tất khoản vay với mỗi sản phẩm tín dụng cá nhân. Trước sự cạnh tranh gay gắt từ hàng loạt các

NHTM và TCTD khác trên thị trường tín dụng cá nhân, việc quy định thời hạn hoàn tất thủ tục vay vốn chi tiết tới từng sản phẩm cho vay vừa là quy chuẩn giúp mỗi cán bộ tín dụng hồn tất cơng việc đúng hạn, nhanh chóng giải ngân đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, vừa tăng hiệu suất lao động, tăng dư nợ cá nhân cho ngân hàng.

Thứ tư, phong cách giao dịch và không gian giao dịch của chi nhánh được đổi mới và nâng cao nhờ áp dụng Bộ tiêu chuẩn dịch vụ chất lượng BIDV. So với

năm 2011 các PGD và Quỹ tiết kiệm với cơ sở vật chất sơ sài chưa đáp ứng đủ điều kiện về khơng gian giao dịch chuẩn của BIDV thì hiện nay các phòng giao dịch của Chi nhánh được cải tạo xây dựng khang trang, hiện đại đáp ứng đủ quy định của hội sở về bộ nhận diện thương hiệu, diện tích và khơng gian giao dịch, phục vụ tốt cho nhu cầu giao dịch của khách hàng. Hệ thống máy ATM được đảm bảo hoạt động tốt không để thời gian ngừng máy như hết nhật ký, hết tiền, lỗi đường truyền, mất điện, đặc biệt vào các dịp cuối năm, lễ, tết. Các máy ATM được vệ sinh sạch sẽ, không gian giao dịch đảm bảo đúng quy định. Hàng tháng chi nhánh đều kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất khơng gian giao dịch các phịng giao dịch cũng như máy ATM.

Chi nhánh không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tác nghiệp mảng dịch vụ tín dụng bán lẻ nhằm đổi mới chất lượng phục vụ. Qua các chương trình đào tạo, kỹ năng tư vấn bán hàng, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng quản trị kinh doanh của cán bộ quản lý khách hàng bán lẻ đã được nâng cao. Đội ngũ cán bộ đã thực hiện khá tốt các quy định về hình thức và tác phong làm việc, phong cách giao dịch, thái độ niềm nở và sẵn sàng chào đón khách hàng.

2.3.2. Những hạn chế cịn tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế còn tồn tại

Thứ nhất, dư nợ tăng trưởng với tốc độ cao nhưng không đồng đều và tiềm ẩn nhiều rủi ro Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng dư nợ TDCN BIDV Thái Nguyên 2012 - 2016

Nguồn: Báo cáo kinh doanh BIDV Thái Nguyên 2012 - 2016

Trong 5 năm qua dư nợ TDBL tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên tăng trưởng bất ổn định. Trong 3 năm từ 2012 đến 2014, dư nợ TDCN tăng trưởng khá đồng đều, tuy nhiên tốc độ tăng mạnh vào năm 2015 và giảm mạnh vào năm tiếp theo. So với tốc độ tăng của tổng dư nợ tín dụng chi nhánh thì dư nợ TDBL tăng trưởng với tốc độ cao. Năm 2012, tốc độ tăng của dư nợ TDCN là 37% trong khi mức tăng của tín dụng chung tại chi nhánh là 26,1%, năm 2013 hai con số này lần lượt là 39,43% và 12,21%. Hai tỷ lệ tăng trưởng có cách biệt lớn nhất vào 2 năm 2014 và 2015 và đang thu hẹp trở lại vào năm 2016. Tín dụng cá nhân tăng trưởng với tốc độ cao cùng với hiện trạng cán bộ quản lý khách hàng cá nhân còn hạn chế về kinh nghiệm thực tế, kiến thức thị trường và năng lực thẩm định là nguyên nhân khiến dư nợ tăng cao nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thứ hai, tỷ lệ nợ xấu TDCN khơng ổn định và có nguy cơ tăng trở lại.

Trong 5 năm qua chi nhánh ln thực hiện được mục tiêu duy trì tỷ lệ nợ xấu TDCN dưới 1%, tuy nhiên sự biến động của tỷ lệ nợ xấu trong 2 năm gần đây cho thấy nguy cơ nợ xấu quay trở lại. Từ năm 2012 đến 2014 tỷ lệ nợ xấu giảm song song với tăng trưởng của dư nợ TDCN theo mục tiêu chi nhánh đã đặt ra. Tuy nhiên sang năm 2015 và đặc biệt 2016 tỷ lệ nợ xấu tăng trở lại trong khi tốc độ tăng dư nợ

Biểu đồ 2.2: So sánh tốc độ tăng dư nợ TDCN và nợ xấu TDCN

TDBL suy giảm. Nguyên nhân xuất phát từ cách xử lý nợ xấu trong các năm trước đó. Nợ xấu giảm chủ yếu là do xử lý chuyển ngoại bảng và thực hiện chính sách cơ cấu lại nợ khơng cần chuyển nhóm, trong khi số nợ xấu thực thu được còn thấp so với yêu cầu kế hoạch đặt ra. Những năm trước đây, để hãm lại đà tăng của nợ xấu NHNN đã ban hành Quyết định 780/QĐ-NHNN cho phép các TCTD được giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ nếu doanh nghiệp có triển vọng phục hồi sản xuất, quy định này đã giúp nhiều khoản nợ không bị rơi vào nợ xấu. Và khi quy định này khơng cịn hiệu lực từ ngày 1/4/2015 tất yếu nợ xấu sẽ tăng lên.

Thứ ba, tốc độ tăng lợi nhuận TDCN chưa ổn định, lợi nhuận TDCN đóng góp vào tổng lợi nhuận cịn thấp.

Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, mảng tín dụng khách hàng doanh nghiệp gặp nhiều hạn chế thì tín dụng cá nhân vẫn mang lại lợi nhuận. Lợi nhuận tuyệt đối tín dụng cá nhân mang lại tăng từ 12,55 tỷ đồng năm 2012 lên 32,77 tỷ đồng năm 2016, tuy nhiên tốc độ gia tăng lợi nhuận chưa đồng đều, tăng trưởng thấp trong 2 năm đầu giai đoạn và tăng mạnh nhất vào năm 2016. Mức đóng góp của TDCN vào

Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng lợi nhuận TDCN 2012 - 2016

Nguồn: Phòng QHKHCN

tổng lợi nhuận chi nhánh còn rất nhỏ, tỷ lệ sinh lời TDCN còn rất thấp. Nguyên nhân là do chi nhánh phải liên tục điều chỉnh lãi suất nhằm thực hiện mục tiêu giảm cả lãi suất huy động và cho vay, kiềm chế lạm phát, khuyến khích đầu tư các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của NHNN đã ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân chi nhánh. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng đối thủ trên địa bàn đã buộc chi nhánh phải cung ứng dịch vụ với mức lãi suất ưu đãi, làm giảm NIM TDCN.

Thứ tư, sản phẩm tín dụng cá nhân chưa được phát triển đa dạng, dư nợ các sản phẩm chưa cân đối, chưa có sản phẩm đặc trưng so với các ngân hàng khác.

Các sản phẩm tín dụng cá nhân của hệ thống BIDV nhìn chung được xây dựng khá bao quát nhu cầu vay của khách hàng cá nhân, tuy nhiên những sản phẩm này đều là

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng dư nợ TDCN theo sản phẩm

2014 - 2016

Nguồn: Phòng QHKHCN

những sản phẩm mang tính truyền thống. Trong khi các ngân hàng khác cung cấp nhiều sản phẩm tiện ích như Techcombank cho vay lại khoản đã trả được phê duyệt trong vòng 6 giờ, Sacombank cho vay tiểu thương chợ không yêu cầu thế chấp, giải ngân và thu nợ trực tiếp tại địa điểm kinh doanh của tiểu thương, tham gia bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm cháy nổ sạp chợ trong thời gian vay... Còn những sản phẩm BIDV cung cấp đều là những sản phẩm các ngân hàng khác đều có. Trong tổng số sản phẩm mà hệ thống BIDV xây dựng, BIDV Thái Nguyên tập trung vào 6 loại sản phẩm chính, khiến các sản phẩm chưa được đẩy mạnh phát triển đồng đều. Từ năm 2014 đến 2016 dư nợ 6 sản phẩm này có xu hướng tăng trong tổng dư nợ TDCN cho thấy chi nhánh định hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm cho vay hiện tại, dần bó hẹp thị trường của 5/11 sản phẩm còn lại. Nguyên nhân một phần là do các sản phẩm còn lại chưa phù hợp với nhu cầu khách hàng địa bàn nên mặc dù được xây dựng cụ thể song nhu cầu phát sinh rất ít hoặc khơng phát sinh. Hoặc một số sản phẩm tuy đã chú trọng phát triển tăng nhanh về số lượng nhưng hiệu quả thực sự chưa cao, điển hình là nhiều khách hàng phát hành thẻ tín dụng nhưng khơng sử dụng hoặc sử dụng rất ít, nhiều máy POS được lắp đặt nhưng hầu như khơng có giao dịch phát sinh,... dẫn đến sự phát triển chưa cân đối giữa các sản phẩm.

Nhìn chung các sản phẩm của chi nhánh đã đáp ứng các nhu cầu vay vốn cơ bản của khách hàng nhưng chưa có sản phẩm nổi trội so với các ngân hàng khác, nhất là các ngân hàng TMCP có định hướng bán lẻ từ ban đầu vốn có nhiều kinh nghiệm.

2.3.2.2. Nguyên nhân

 Nguyên nhân khách quan

- Tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và địa bàn nói riêng có nhiều biến động và khó khăn từ năm 2011

Giai đoạn 2011-2016, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do những vấn đề nội tại của nền kinh tế và chịu tác động khơng nhỏ của sự suy thối kinh tế toàn cầu.

Đầu năm 2011, tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp: lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm và giá vàng trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng tăng cao đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế trong nước. Bước sang năm 2012, kinh tế - tài chính của Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, do khủng hoảng tài chính và nợ cơng ở châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái tại khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng, khiến cho hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Nhiều DN, nhất là DN nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2013, 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thối tồn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ. Bên cạnh đó, khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia. Ở trong nước, sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp...

Năm 2015, mặc dù phải đối mặt với những diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới, song khép lại năm 2015 kinh tế Việt Nam vẫn có những “điểm sáng”. “Điểm sáng” đáng chú ý nhất là tín hiệu tích cực từ tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 là GDP đạt 6,68%. Năm 2015 ghi nhận Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, chỉ ở mức 0,63%. Mức tăng trưởng kinh tế đáng khích lệ đạt được

trong năm này phần nhiều là do tăng tổng cầu trong nước nhờ gia tăng đầu tư và tiêu dùng cá nhân (theo báo cáo Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới công bố tháng 12/2015). Tuy nhiên, năm 2015 nền kinh tế cịn tồn tại những hạn chế có thể tác động tiêu cực tới tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, đáng kể nhất là thu - chi ngân sách. Việc sụt giảm một số nguồn thu chính buộc Chính phủ tăng cường thu từ các nguồn khác nhằm bổ sung ngân sách, thực hiện nhiều giải pháp nhằm cắt giảm chi ngân sách. Một hạn chế khác của nền kinh tế là sự suy yếu của cán cân thương mại. Sau 3 năm liên tiếp (2012-2014), cán cân thương mại đạt mức cân bằng và có thặng dư nhẹ, xu hướng thâm hụt thương mại đang bắt đầu quay lại trong năm 2015. Sau sự phục hồi nhẹ năm 2015, năm 2016 kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn trước những biến động lớn của nền kinh tế toàn cầu. Kinh tế thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển, ẩn chứa nhiều yếu tố bất định. Nổi bật nhất trong số đó là sự kiện nước Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu sau một cuộc trưng cầu dân ý (Brexit) và chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11/2016. Trong nước tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ đạt 6,21%, thấp hơn mức 6,68% năm 2015, nguy cơ lạm phát tăng trở lại, năng lực cạnh tranh chưa cải thiện, xuất khẩu chưa bền vững khi tăng trưởng phụ thuộc vào khối FDI, thâm hụt ngân sách ở mức cao (khoảng 5,5% GDP).

Ngân hàng là ngành gắn bó mật thiết và nhạy cảm với nền kinh tế. Mỗi một thay đổi trong nền kinh tế có thể gây nên thách thức hoặc mang lại cơ hội cho ngân hàng, ngược lại hoạt động của ngân hàng ln có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế, vừa có thể là cơng cụ bình ổn nền kinh tế vừa có thể tạo áp lực lên sự phát triển của các thành phần khác. Trong giai đoạn 2011 đến 2016, để vượt qua điều kiện kinh tế khó khăn, kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường để có tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội…thì tồn ngành ngân hàng đã thực hiện những thay đổi, điều chỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN về chính sách tiền tệ linh hoạt, nhất là tỷ giá,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)