Các nhân tố từ ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 34 - 38)

1.2. Phát triển bền vững tín dụng cá nhân tại NHTM

1.2.3.1. Các nhân tố từ ngân hàng thương mại

Sự phát triển tín dụng cá nhân của một NHTM phần lớn được quyết định bởi các nhân tố nội lực của ngân hàng.

Định hướng phát triển của ngân hàng.

Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển tín dụng cá nhân. Nếu một ngân hàng tập trung phần lớn vào nhóm khách hàng tổ chức so với nhóm khách hàng cá nhân thì các khách hàng cá nhân sẽ có ít lựa chọn để thỏa mãn nhu cầu vay vốn, đồng nghĩa với sự kém phát triển của hoạt động tín dụng cá nhân. Ngược lại, nếu ngân hàng xác định định hướng bán lẻ thì tín dụng cá nhân sẽ có nhiều điều kiện phát triển, vì khi đó ngân hàng sẽ đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thu hút càng nhiều khách hàng cá nhân đến với ngân hàng.

Nguồn vốn của Ngân hàng:

Một ngân hàng cũng như một doanh nghiệp, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có vốn. Hai nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng là vốn tự có và vốn huy động.

Ngân hàng thương mại nằm trong hệ thống ngân hàng chịu sự tác động của chính sách tiền tệ, chịu sự quản lý của Ngân hàng trung ương và tuân thủ các qui

định của luật Ngân hàng. Một ngân hàng chỉ được huy động một số vốn gấp 20 lần số vốn tự có. Điều đó có nghĩa là nếu vốn tự có càng lớn, khả năng được phép huy động vốn càng cao, và ngân hàng càng dễ dàng hơn trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.

Đặc điểm khác nhau cơ bản trong nguồn vốn của ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp phi tài chính là các ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế còn các doanh nghiệp khác hoạt động bằng nguồn vốn tự có là chính.

Ngân hàng cho vay bằng nguồn vốn huy động của mình. Mà hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng được tăng cường, số lượng và chất lượng cho vay càng lớn khi mà nguồn vốn của ngân hàng phải lớn mạnh. Khi nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng đều đặn, hợp lý thì ngân hàng có thêm nhiều tiền cho khách hàng vay, điều đó cũng có nghĩa là hoạt động cho vay của ngân hàng được tăng cường và mở rộng. Còn nếu lượng vốn ít thì khơng đủ tiền cho khách hàng vay, ngân hàng sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư, lợi nhuận của ngân hàng sẽ không cao và việc tăng cường hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế. Nhưng nếu vốn quá nhiều, ngân hàng cho vay ít so với lượng vốn huy động (hệ số sử dụng vốn thấp) thì sẽ gây ra hiện tượng tồn đọng vốn. Lượng vốn tồn đọng này không sinh lời và lãi suất phải trả cho nó sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy việc nghiên cứu tình hình huy động vốn của ngân hàng là quan trọng khi muốn tăng cường hoạt động cho vay.

Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố như: hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phương thức cho vay, quy định về tài sản đảm bảo, hướng giải quyết phần khách hàng vay vượt giới hạn, xử lý các khoản vay có vấn đề...tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của ngân hàng. Nếu như tất cả những yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì ngân hàng đó sẽ thành cơng trong việc tăng cường hoạt động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng. Ngược lại, những

yếu tố này bất hợp lý, cứng nhắc, khơng theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cường hoạt động cho vay của mình.

Ngân hàng càng đa dạng hoá các mức lãi suất phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay và chính sách khách hàng hấp dẫn thì càng thu hút được khách hàng, thực hiện tốt mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay. Nhưng nếu lãi suất không phù hợp quá cao hay q thấp, khơng có lãi suất ưu đãi thì sẽ không thu hút được nhiều khách hàng và như vậy sẽ hạn chế hoạt động cho vay của ngân hàng.

Thơng tin tín dụng

Khó có thể tưởng tượng nổi một doanh nghiệp trong môi trường luôn biến động và cạnh tranh gay gắt như ngày nay mà không cần đến thông tin. Thông tin trở thành vấn đề thiết yếu, không thể thiếu được với mọi doanh nghiệp nói chung, ngân hàng thương mại nói riêng. Trong hoạt động cho vay, ngân hàng cho vay chủ yếu dựa trên sự tin tưởng đối với khách hàng. Mức độ chính xác của sự tin tưởng này lại phụ thuộc vào chất lượng thông tin mà ngân hàng có được.

Để ngày càng tăng cường hoạt động cho vay đạt hiệu quả, chất lượng cao, ngân hàng thương mại phải nắm bắt những thông tin cả bên trong và bên ngoài của ngân hàng (những thơng tin bên ngồi gồm có: khách hàng, những biến đổi của mơi trường kinh tế, dân số, văn hố, xã hội, chính trị, luật pháp, tự nhiên, công nghệ, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu khách hàng,... ). Luồng thông tin bên trong cung cấp cho biết rõ những điểm mạnh, yếu của các nguồn lực khác nhau trong ngân hàng mình. u cầu thơng tin: đầy đủ, chính xác, kịp thời.

Nếu một ngân hàng nắm bắt kịp thời những thông tin về kinh tế, xã hội, thị trường thì ngân hàng đó sẽ đưa ra những phương hướng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng phù hợp. Những thơng tin về khách hàng chính xác thì hoạt động cho vay của ngân hàng đối với từng khách hàng sẽ hợp lí hơn và chủ động hơn. Điều đó sẽ giúp cho ngân hàng khơng bỏ lỡ nhiều cơ hội cho vay tốt, đồng thời hạn chế được những rủi ro cho những khoản cho vay của mình.

Ngược lại nếu thơng tin khơng kịp thời, chính xác thì ngân hàng sẽ cho vay khơng hợp lí. Cho vay q thấp sẽ hạn chế khả năng sản xuất của doanh nghiệp do

lượng vốn đi vay chưa đủ để doanh nghiệp đầu tư toàn diện. Nhưng nếu cho vay quá cao so với nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng do thông tin về khách hàng này là tốt trong khi thực tế thì khơng phải như vậy thì khi khách hàng làm ăn thua lỗ sẽ khơng có khả năng trả hết nợ.

Thực tế ở Việt Nam, tiếp cận thơng tin chính xác, kịp thời, đầy đủ là khó khăn dẫn đến khả năng cho vay còn nhiều hạn chế.

Chất lượng nhân sự.

Đặc điểm của tín dụng cá nhân là có nhiều rủi ro trong việc xác minh thơng tin khách hàng cá nhân do tính minh bạch khơng cao như thơng tin của khách hàng doanh nghiệp. Vì vậy để thẩm định vay vốn chính xác thì cán bộ tín dụng phải có trình độ chun mơn cao, hiểu biết rộng và nhạy bén. Bên cạnh năng lực nghiệp vụ thì đạo đức nghề nghiệp cũng đặc biệt quan trọng để khơng vì lợi ích cá nhân mà làm tổn hại đến lợi ích của tập thể. Trong thực tế đã có rất nhiều vụ án kinh tế liên quan đến cán bộ tín dụng ngân hàng lợi dụng sự thiếu chặt chẽ trong chính sách tín dụng và khâu thẩm định để làm lợi riêng cho mình, gây tổn hại cho khách hàng, ngân hàng và cả nền kinh tế.

Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên ngân hàng chính là hình ảnh của ngân hàng. Một cán bộ tín dụng có chun mơn nghiệp vụ cao, có đạo đức nghề nghiệp, khả năng giao tiếp tốt, và nhiệt tình trong cơng việc sẽ tạo được ấn tượng đẹp về ngân hàng. Bên cạnh đó, vì là người làm việc trực tiếp với khách hàng, cán bộ tín dụng có nhiều kinh nghiệm và cơ hội hiểu được nhu cầu của khách hàng, đưa ra những ý tưởng cải tiến hoạt động kinh doanh, tăng thêm giá trị dịch vụ cho ngân hàng.

Trình độ khoa học cơng nghệ và cơ sở vật chất thiết bị

Cơ sở vật chất thiết bị cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Nếu cơ sở vật chất thiết bị mà lạc hậu thì các cơng việc của ngân hàng sẽ được xử lý kém, chậm chạp; các hoạt động của ngân hàng được thực hiện khó khăn. Điều đó làm cho ngân hàng tụt hậu, kém phát triển, không thu hút được nhiều khách hàng sẽ làm hạn chế hoạt động cho vay. Ngược lại việc trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến

đồng thời có sự quản lý chặt chẽ có thể giúp tăng tiện ích cho khách hàng, phục vụ kịp thời các nhu cầu của khách hàng với chi phí cả hai bền đều có thể chấp nhận được, sẽ giúp ngân hàng tăng cường khả năng cạnh tranh.

Hơn nữa, việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến giúp các ngân hàng có thể quản lý danh sách khách hàng dễ dàng hơn, thông tin khách hàng được cập nhật đầy đủ trên hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân giúp ngân hàng tiết kiệm được chi phí quản lý, từ đó giảm giá thành dịch vụ, giảm rủi ro trong quyết định cho vay, phù hợp với phạm vi và quy mô hoạt động, phục vụ kịp thời các nhu cầu khách hàng với chi phí cả hai bên đều có thể chấp nhận được sẽ giúp ngân hàng tăng cường khả năng cạnh tranh, thực hiện tốt mục tiêu tăng cường hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)