Vì khách sạn mới chính thức đi vào hoạt động vào tháng 4 năm ngoái nên chưa thể so sánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận hằng năm. Nhưng để có thể thấy được tình hình kinh doanh hiện tại của khách sạn ta có bản thống kê doanh thu lợi nhuận của các quý tính thừ tháng 4 năm ngoái đến tháng 3 năm nay.
Bảng 2.6.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn.
(đơn vị: triệu đồng)
(Nguồn: Bộ phận kế toán khách sạn Grand Sea)
Nhận xét: Trong giai đoạn từ quý 2 năm 2016 đến quý 1 năm 2017, doanh thu của khách
sạn liên tục tăng nhưng vẫn còn ở mức tăng chậm, chưa rõ rệt. Trong khoảng quý 4 năm 2016 doanh thu có phần giảm so với đà tăng trưởng của khách sạn bởi vì đây là các tháng thấp điểm, mùa mưa kéo dài làm cho lượng khách du lịch đến Đà Nẵng giảm làm hoạt động kinh doanh khách sạn cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể, quý 3 năm 2016 tăng hơn so với quý 2 năm 2016 là 7.2% tương ứng tăng 112 triệu đồng; Quý 4 năm 2016 giảm so 5.44% so với quý 3 năm 2016 bởi vì như đã nói đây là các tháng thấp điểm, mùa mưa kéo dài làm cho lượng khách du lịch đến Đà Nẵng giảm làm hoạt động kinh doanh khách sạn cũng bị ảnh hưởng theo. Quý 1 năm 2017 tăng hơn so với quý 4 năm 2016 là 6.7% . Tổng lợi nhuận qua các quý đều dương ,và đều tăng qua các quý. Các biệt chỉ có quý 4 năm 2016 làm tụt giảm doanh thu bởi tính thời vụ trong kinh doanh khách sạn. Nhưng ta có thể thấy khách sạn đã ứng phó rất tối tính thời vụ của ngành. Tuy
Quý 2 năm 2016
Quý 3 năm 2016
Quý 4 2016 Quý 1 năm 2017
SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%)
Doanh thu 1560 100 1672 100 1581 100 1687 100
Chi phí 1363 87.4 1446 86.5 1350 85.4 1437 85.2
doanh số có giảm, nhưng họ đã cắt giảm tối đa chi phí dư thừa trong hoạt động sản suất nên lợi nhuận họ thu vào của quý này vẫn tăng so với các quý trước và lợi nhuận của các quý tăng đều.
- Cơ cấu doanh thu của khách sạn.
Bảng 2.6.2: Cơ cấu doanh thu của khách sạn Grand Sea.
(Đơn vị : Triệu đồng) (Nguồn: bộ phận kế toán khách sạn Grand Sea)
Nhận xét: Doanh thu lưu trú có khách sạn luôn chiếm một tỉ trọng tương đối lớn trong
cơ cấu doanh thu của khách sạn tỉ lệ cơ cấu doanh thu của dịch vụ lưu trú chiếm ở khoảng 68.7 % đến 69.8 % doanh thu tổng của khách sạn. Cơ cấu tỉ trọng doanh thu của dịch vụ ăn uống luôn giao động ở mức 21% tổng doanh thu và doanh thu của dịch vụ bổ sung giao động ở mức 10% trên tổng doanh thu. Nhìn cơ cấu doanh thu thì có vẻ khác ổn nhưng trên thực tế doanh thu thu lại so với mức đầu tư trang thiếp bị thì doanh thu của hoạt động kinh doanh ăn uống chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư nên cần phải được cải thiện.
Năm
Quý 2 2016 Quý 3 2016 Quý 4 2016 Quý 1 2017 SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) Dịch vụ lưu trú 1072 68.7 1157 68.4 1096 69.3 1178 69.8 Dịch vụ ăn uống 342 21.9 362 21.4 318 20.1 346 20.5 Dịch vụ bổ sung 147 9.4 173 10.2 168 10.6 164 9.7 Doanh Thu 1560 100 1692 100 1581 100 1687 100
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BUFFET SÁNG TẠI NHÀ HÀNG CỦA KHÁCH SẠN GRAND SEA HOTEL ĐÀ NẴNG
3.1 Mục tiêu, phương hướng của khách sạn Grand Sea trong thời gian đến. 3.1.1 Mục tiêu.
Phấn đấu năm 2017 khách sạn sẽ có một hệ thống trang thiết bị và đội ngũ nhân viên chất lượng cao thõa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.
Nhà hàng được vận hành thật chuẩn xác và đạt hiệu quả sinh lời cao, trở thành địa điểm yêu thích của khách hàng trong nước cũng như nước ngoài.
Về thị trường khách: khách sạn quyết tâm giữ vững và phát triển loại khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và nội địa. Bên cạnh đó, khách sạn sẽ xúc tiến quảng cáo, mở rộng để thu hút khách trên một số thị trường mới như : Pháp, Úc, Mỹ,…. đặc biệt là khách của các công ty du lịch đưa đến.
Về đào tạo bồi dưỡng nhân lực: Không ngừng tăng cường chất lượng đội ngũ lao động trong khách sạn, chú trọng tuyển nhân viên biết được nhiều ngoại ngữ khác nhau.
Đa dạng hóa thêm các dịch vụ bổ sung để luôn đáp ứng đầy đủ nhau cầu cho khách khi đến khách sạn.