Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đào tạo và phát triển nguồn lực, tùy thuộc vào tình hình kinh tế của doanh nghiệp tại mỗi
thời điểm mà đưa ra những chính sách đào tạo và phát triển sao cho hợp lí và đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Nhân tố chính trị:
Nhân tố chính trị cũng đóng góp một phần quan trọng cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Việt Nam là một trong những nước có nền chính trị ổn định nhất, thu hút sự đầu từ của nhiều nước trên thế giới từ đó doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để đầu tư cho đào tạo hơn. Nền chính trị ổn định nguồn nhân lực cũng yên tâm hơn trong qua trình đào tạo, tăng hiệu quả trong công tác đào tạo.
Nhân tố kỹ thuật và công nghệ:
Nhờ vào sự phát triển không ngừng của kỹ thuật và công nghệ mà công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được hiệu quả và nhanh chóng hơn. Nhân viên sẽ dễ dàng tiếp nhận thông tin, việc truyền tải thông tin trở nên thuận tiện và tiết kiệm được thời gian, công sức.
Đối thủ cạnh tranh:
Trong thời kỳ phát triển kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh về các sản phẩm, dịch mà ngay cả nguồn nhân lực cũng chịu tác động cạnh tranh rất khốc liệt. Nguồn nhân lực chính là một trong những lợi thế giúp doanh nghiệp cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Vì vây nó ảnh hưởng rất lớn đến các chính sách, chiến lược đào tạo và phát triểm nguồn nhân lực ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.