Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 107 - 109)

II. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 1 Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng

d. Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức

của cán bộ, công chức, viên chức

- Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm, hoặc không được làm, phù hợp với đặc thù công việc của từng nhóm cán bộ, công chức, viên chức và từng lĩnh vực hoạt động công vụ, nhằm đảm bảo sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức. Quy tắc ứng xử phải được công khai để Nhân dân giám sát việc chấp hành.

- Quy tắc đạo đức nghề nghiệp là chuẩn mực xử sự phù hợp với đặc thù của từng nghề bảo đảm sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trong việc hành nghề.

Luật phòng, chống tham nhũng quy định: tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với hội viên của mình theo quy định của pháp luật.

- Vấn đề chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức: Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền quản lý có trách nhiệm thực hiện việc định kỳ chuyển đổi cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại một số vị trí liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng.

đ. Minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức

Theo quy định luật phòng, chống tham nhũng, không phải mọi cán bộ, công chức đều phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, mà chỉ cán bộ, công chức có chức vụ từ phó trưởng phòng của cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên hoặc tương đương trong các cơ quan, tổ chức đơn vị và cán bộ, công chức làm tại một số vị trí nhất định theo quy định của Chính phủ.

- Người có nghĩa vụ kê khai tài sản có trách nhiệm:

+ Kê khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng, đúng thời hạn các thông tin về số lượng, giá trị tài sản, thu nhập và những biến động về tài sản;

+ Giải trình trung thực, đầy đủ, kịp thời về các nội dung liên quan đến việc kê khai tài sản, thu nhập, nguồn gốc tài sản tăng thêm khi có yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

+ Thực hiện đầy đủ, kịp thời các yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phục vụ cho việc xác minh tài sản, thu nhập.

+ Thực hiện quyết định xử lý vi phạm quy định về minh bạch tài sản, thu nhập của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

- Tài sản phải kê khai bao gồm: + Nhà, quyền sử dụng đất;

+ Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá trị và các loại tài sản khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên;

+ Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;

+ Thu nhập phải chịu thuế theo quy định của pháp luật.

- Bản kê khai tài sản phải được công khai tại tại nơi thường xuyên làm việc của người có nghĩa vụ kê khai trong khoảng thời gian từ 01 tháng 01 đến 31 tháng 3 hàng năm dưới hình thức công bố tại cuộc họp hoặc niêm yết tại trụ sở làm việc của người có nghĩa vụ kê khai.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 107 - 109)