Thực hiện, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 63 - 64)

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LUẬT LAO ĐỘNG

l. Thực hiện, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động

Thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng lao động là nghĩa vụ pháp lý của người

lao động và người sử dụng lao động. Mỗi bên phải tạo điều kiện cho bên kia thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ. Người sử dụng lao động không được đòi hỏi người lao động làm những công việc không có thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc bắt buộc họ làm việc trong điều kiện không an toàn. Người lao động phải tự mình thực hiện các công việc, phải chấp hành sự điều hành của người sử dụng lao động và các nội quy lao động của doanh nghiệp. Trong trường hợp chia, tách, sát nhập, chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền quản lý doanh nghiệp thì người sử dụng lao động phải kế tiếp liên tục thực hiện hợp đồng với người lao động, nếu không sử dụng hết số lao động hiện có thì phải có phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Thay đổi hợp đồng lao động. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu một

bên có yêu cầu thay đổi nội dung của hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày; việc thay đổi được tiến hành bằng cách, sửa đổi bổ sung hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới. Trong trường hợp gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề theo quy định của pháp luật.

Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động được tạm hoãn

trong một thời gian nhất định do người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự; bị tạm giữ, tạm giam, bị đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi hoặc do hai bên thỏa thuận.

Hậu quả của việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng được quy định trong pháp luật lao động.

Chấm dứt hợp đồng lao động. Việc chấm dứt hợp đồng lao động có thể do ý

chí thỏa thuận của hai bên, do một người thứ 3 hoặc một sự biến, cũng có thể do ý chí của một bên.

+ Chấm dứt hợp đồng do ý chí của hai bên trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn hoặc người lao động đã hoàn thành công việc theo hợp đồng hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.

+ Chấm dứt hợp đồng do người thứ 3 trong trường hợp người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của tòa án.

+ Chấm dứt hợp đồng do sự biến trong trường hợp người lao động chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án.

+ Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể từ người lao động hoặc người sử dụng lao động được pháp luật quy định chặt chẽ các trường hợp và điều kiện nhằm bảo vệ các bên trong quan hệ lao động.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 63 - 64)