Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 71 - 74)

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LUẬT LAO ĐỘNG

7. Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.

Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

- Hội đồng hòa giải lao động cơ sở là một tổ chức được thành lập trong các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm đại diện ngang nhau của bên người lao động và bên người sử dụng lao động có chức năng hòa giải các tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.

- Hòa giải viên lao động do cơ quan lao động cấp huyện cử ra để hòa giải các tranh chấp lao động, các tranh chấp về hợp đồng học nghề và chi phí dạy nghề.

- Hội đồng trọng tài lao động do ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, bao gồm các thành viên chuyên trách và kiêm nhiệm là đại diện của cơ quan lao động, công đoàn, người sử dụng lao động và đại diện của hội luật gia hoặc người có kinh nghiệp trong quản lý lao động lao động ở địa phương với chức năng hòa giải các tranh chấp lao động tập thể.

- Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện và tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật.

Thủ tục giải quyết tranh chấp

- Đối với tranh chấp lao động cá nhân: khi có bất đồng, các bên phải chủ động thương lượng với nhau để giải quyết, nếu thương lượng không thành thì các bên hoặc một bên có thể yêu cầu hội đồng hòa giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động giải quyết, nếu hòa giải không thành các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện xét xử tranh chấp. Hồ sơ gửi tòa án phải kèm theo biên bản hòa giải

không thành. Các bên có trách nhiệm thực hiện biên bản hòa giải thành hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

- Đối với tranh chấp lao động tập thể, trước hết các bên phải trực tiếp thương lượng, nếu thương lượng không thành thì các bên hoặc một bên có thể yêu cầu hội đồng hòa giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động giải quyết. Nếu không hòa giải được, các bên có thể gửi đơn lên hội đồng trọng tài cấp tỉnh giải quyết, nếu tập thể lao động không đồng ý với quyết định của trọng tài thì có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết hoặc đình công.

Định hướng nghiên cứu bài

1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của luật Lao động. 2. Chế định hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.

3. Chế định tiền lương, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động. Liên hệ thực tế.

4. Quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất của người lao động được quy định trong Bộ luật Lao động. Liên hệ thực tế.

5. Chế định bảo hiểm lao động được quy định trong Bộ luật lao động. Liên hệ thực tế.

Chương 5

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 71 - 74)