Khái niệm tham nhũng

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 98 - 99)

III. HÌNH PHẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP

1. Khái niệm tham nhũng

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước. Tham nhũng là biểu hiện của sự tha hóa quyền lực nhà nước. Hình thức, tính chất, mức độ và phương thức tham nhũng thay đổi tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia.

Khái niệm tham nhũng đã được sử dụng từ lâu nhưng cho đến nay vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau, chẳng hạn như:

Tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng (năm 1969) định nghĩa: Tham những là sử dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng.

Ngân hàng Thế giới (World Bank) sử dụng khái niệm: Tham nhũng là sự lạm dụng chức vụ công để tư lợi.

Ngân hàng phát triển Châu Á định nghĩa: Tham nhũng là lạm dụng chức vụ công hoặc tư để tư lợi.

Ở Việt Nam, theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì “Tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của”3.

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi (điều 1).

Cụ thể hóa khái niệm này, quy định chi tiết một số điều của luật phòng, chống tham nhũng đã quy định cụ thể 12 hành vi tham nhũng, bao gồm:

- Tham ô tài sản. - Nhận hối lộ.

- Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

- Lạm dụng quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi. 3 Viện Ngôn ngữ học: từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 2002, tr 910

- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của nhà nước vì vụ lợi.

- Nhũng nhiễu vì vụ lợi.

- Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 98 - 99)