VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 111 - 116)

CHỐNG THAM NHŨNG

Tham nhũng là căn bệnh của bộ máy nhà nước, đồng thời đó cũng là một tệ nạn xã hội cần bài trừ, lên án. Chống tham nhũng không chỉ là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước mà là của toàn xã hội. Vai trò của xã hội trong công tác này xuất phát từ chức năng giám sát, phản biện của xã hội đối với mọi hoạt động của cơ quan nhà nước, xuất phát từ bản chất nhà nước “của dân, do dân, vì dân”. Hoạt động của bộ máy nhà nước và của từng cán bộ, công chức được đảm bảo từ ngân sách nhà nước, hình thành nên từ sự đóng góp thuế của các thành viên trong xã hội. Vì vậy, xã hội cần giám sát, phản ánh, đòi hỏi phải xử lý nghiêm minh mọi hành vi tham nhũng.

Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành đề cao vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, báo chí, doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, ban thanh tra nhân dân và công dân… những quy định này đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm, nâng cao vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng. Cụ thể:

1. Vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phòng, chống tham nhũng viên trong phòng, chống tham nhũng

Luật phòng, chống tham nhũng quy định:

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền truyên truyền, giáo dục Nhân dân và các thành viên trong tổ chức của mình thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kiến nghị các biện pháp nhằm phát hiện và phòng ngừa tham nhũng.

- Động viên Nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng.

- Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng.

- Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa, xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét trả lời trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp phức tạp thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

2. Vai trò và trách nhiệm của báo chí trong phòng, chống tham nhũng

- Nhà nước khuyến khích cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin phản ánh về vụ việc tham nhũng và hoạt động phòng, chống tham nhũng.

- Cơ quan báo chí có trách nhiệm hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng; khi đưa tin phải đảm bảo trung thực, chính xác, khách quan và phải chịu trách nhiệm về nội dung của thông tin đã đưa.

- Cơ quan báo chí có trách nhiệm biểu dương tinh thần và những việc làm tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng; lên án đấu tranh với những người có hành vi tham nhũng; tham gia phổ biến tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

3. Vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong phòng, chống tham nhũng chống tham nhũng

Luật phòng, chống tham nhũng quy định

- Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo về hành vi tham nhũng và phối hợp với cơ quan, tổ chức, các nhân có thẩm quyền trong việc xác minh, kết luận về hành vi tham nhũng.

- Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm tổ chức, động viên, khuyến khích hội viên của mình xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng.

- Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và hội viên có trách nhiệm kiến nghị với nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhằm phòng, chống tham nhũng.

- Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, có cơ chế kiểm soát nội bộ ngăn chặn hành vi tham ô, đưa hối lộ.

4. Trách nhiệm của công dân và ban thanh tra nhân dân

Công dân có trách nhiệm:

- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng; - Lên án, đấu tranh với những người có hành vi tham nhũng;

- Phản ánh với ban Thanh tra nhân dân, với tổ chức mà mình là thành viên về hành vi tham nhũng, vụ việc tham nhũng để ban Thanh tra nhân dân và tổ chức đó kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật;

- Cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xác minh vụ việc tham nhũng khi được yêu cầu;

- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng; góp ý kiến với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xây dựng các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Ban Thanh tra nhân dân có quyền

- Đề nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc giám sát.

- Trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, người có hành vi tham nhũng thì ban Thanh tra nhân dân kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, xã phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước,

đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho ban thanh tra nhân dân. Trường hợp kiến nghị không được xem xét, giải quyết hoặc thực hiện không đầy đủ thì ban Thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh hoặc kiến nghị cấp trên trực tiếp của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết.

Định hướng nghiên cứu bài

1. Nguyên nhân, tác hại của vấn đề tham nhũng tại Việt Nam hiện nay. Ví dụ minh họa.

2. Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng. Ý kiến cá nhân về các giải pháp này. 3. Các giải pháp phát hiện tham nhũng. Ý kiến cá nhân về vấn đề này.

4. Xác định vai trò của xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng, liên hệ . Vai trò của cá nhân trong công tác phòng, chống tham nhũng?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 2. Bộ luật dân sự 2015

3. Bộ luật lao động 2012

4. Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 5. Luật đất đai 2013

6. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình lý luận về nhà

nước và pháp luật, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội

7. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình lý luận về nhà nước và

pháp luật, NXB Tư pháp

8. Ths. Nguyễn Hợp Toàn (chủ biên) (2008), Giáo trình Pháp luật đại cương, NXB Đại học Kinh tế quốc dân

9. Ths. Lê Minh Toàn (chủ biên) (2011), Giáo trình Pháp luật đại cương, NXB Chính trị quốc gia.

10. TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy (chủ biên) (2009), Giáo trình Pháp luật đại

cương, NXB Giáo dục Việt Nam.

11. Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 12. Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa, 1999

13. Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt

Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an nhân dân, Hà Nội

14. Lê Minh Quân (2003), Xây dựng Nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu

phát triển đất nước theo định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị

quốc gia

15. Thanh tra chính phủ (2013), Tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về phòng, chống

tham nhũng, NXB Chính trị Quốc gia

16. Thanh tra chính phủ (2013), Tài liệu tham khảo về phòng chống tham

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 111 - 116)