Các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật đất đa

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 75 - 76)

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LUẬT LAO ĐỘNG

b. Các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật đất đa

Một quan hệ pháp luật đất đai được cấu thành bởi các yếu tố: chủ thể, nội dung, khách thể của quan hệ pháp luật đất đai.

- Chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai: là các chủ thể dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật mà tham gia vào một quan hệ pháp luật đất đai để hưởng quyền và làm nghĩa vụ trong quan hệ đó. Chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai gồm có nhà nước và người sử dụng đất.

Nhà nước tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai với tư cách là đại diện chủ

sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Nhà nước tham gia vào quan hệ pháp luật này thông qua các cơ quan nhà nước.

Chủ thể sử dụng đất là người đang thực tế chiếm hữu đất đai do Nhà nước giao, cho thuê, cho phép nhận quyền sử dụng đất hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. Các chủ thể sử dụng đất gồm: các tổ chức trong nước, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Chủ thể đang thực tế chiếm hữu đất đai được phân chia thành: chủ thể đã có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); chủ thể có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất (chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); chủ thể không có đủ giấy tờ theo quy định nhưng được công nhận quyền sử dụng đất.

- Nội dung của quan hệ pháp luật đất đai: là tổng thể quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai. Các quyền hạn, nghĩa vụ này được pháp luật quy định và bảo vệ.

- Khách thể của quan hệ pháp luật đất đai: là cái mà các chủ thể nhằm hướng tới, đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 75 - 76)