Công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 105 - 106)

II. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 1 Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng

a. Công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm tạo điều kiện để người dân và toàn xã hội tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, qua đó người dân dễ dàng nhận biết và chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình và đòi hỏi cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước thực hiện các quy định theo pháp luật; đồng thời cán bộ, công chức có ý thức trách nhiệm hơn trong việc thực hiện chức trách, công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền do pháp luật quy định.

- Nội dung công khai minh bạch trong một số lĩnh vực cụ thể:

+ Công khai minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản; quản lý dự án đầu tư xây dựng; tài chính và ngân sách nhà nước

+ Công khai minh bạch việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân; việc quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ

+Công khai minh bạch trong quản lý doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

+ Công khai minh bạch trong kiểm toán việc sử dụng ngân sách, tài sản của nhà nước

+ Công khai minh bạch trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường; đất đai; quản lý, sử dụng nhà ở

+ Công khai minh bạch trong lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, thể dục thể thao, văn hóa thông tin truyền thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn; thực hiện chính sách an sinh xã hội; thực hiện chính sách dân tộc

+ Công khai minh bạch trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm toán nhà nước, tư pháp

+ Công khai minh bạch trong công tác tổ chức - cán bộ - Hình thức công khai

+ Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức, đơn vị

+ Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; + Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; + Phát hành ấn phẩm

+ Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; + Đưa lên trang thông tin điện tử;

+ Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 105 - 106)