LUẬT ĐẤT ĐAI VIỆT NAM I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT ĐẤT ĐA

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 74 - 75)

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LUẬT LAO ĐỘNG

LUẬT ĐẤT ĐAI VIỆT NAM I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT ĐẤT ĐA

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT ĐẤT ĐAI

Luật đất đai là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình quản lý và sử dụng đất.

1. Đối tượng điều chỉnh

Đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản không thể thay thế trong một số ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, là nền tảng để xây dựng các ngành kinh tế quốc dân, là địa bàn dân cư và địa bàn phát triển trong công nghiệp.

Với tính chất đặc biệt đó, việc quản lý và sử dụng đất đai được điều chỉnh bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tạo thành một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Đối tượng điều chỉnh của Luật Đất đai là những quan hệ xã hội liên quan tới việc sở hữu, quản lý và sử dụng đất, các quan hệ phát sinh trong quá trình bảo vệ, quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên khác. Các quan hệ xã hội do Luật Đất đai điều chỉnh được chia thành hai nhóm:

Một là: những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý đất đai của

các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hai là: những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu và sử

dụng đất đai của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.

Đối tượng điều chỉnh của Luật Đất đai có các đặc trưng sau:

- Là các quan hệ thuộc lĩnh vực kinh tế nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật kinh tế;

- Là quan hệ tài sản, nhưng không thuộc sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật dân sự;

- Là quan hệ mang tính chất hành chính nhà nước, vì quan hệ đất đai liên quan đến quá trình quản lý của các cơ quan nhà nước, trong nhiều trường hợp quan hệ đất đai phát sinh trên cơ sở quyết định hành chính, chẳng hạn quyết định giao đất, quyết định thu hồi đất…

- Các quan hệ đất đai vận động không ngừng trong cơ chế thị trường, có giá trị và là tài sản đặc biệt.

2. Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh của Luật Đất đai là cách thức mà nhà nước dùng pháp luật để tác động lên đối tượng điều chỉnh của Luật Đất đai, bao gồm hai phương pháp: mệnh lệnh và thỏa thuận

- Phương pháp mệnh lệnh (hành chính) được sử dụng trong quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai với các chủ thể sử dụng đất. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý thông qua công tác quy hoạch, quyết định giao đất, thu hồi đất, đăng ký đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thanh tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm luật đất đai. Trong mối quan hệ này, các cơ quan nhà nước được quyền áp đặt ý chí lên các chủ thể sử dụng đất.

- Phương pháp thỏa thuận (bình đẳng) được sử dụng trong các mối quan hệ mà các chủ thể ở vị trí độc lập và bình đẳng với nhau. Đó là quan hệ giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau như các quan hệ về chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 74 - 75)