Hợp đồng dân sự

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 51 - 53)

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT DÂN SỰ

b. Hợp đồng dân sự

- Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi

hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự là hình thức phổ biến của các giao dịch dân sự và là căn cứ chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ dân sự.

- Chủ thể của hợp đồng dân sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

+ Cá nhân là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang công tác, học tập tại Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi được tham gia tất cả các hợp đồng dân sự và tự mình chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng đó.

+ Từ đủ 15 đến 18 tuổi được ký các hợp đồng nếu tự mình có tài sản để thực hiện hợp đồng (trừ những trường hợp luật quy định loại hợp đồng đó chủ thể phải từ 18 tuổi trở lên như hợp đồng mua bán nhà ở).

+ Cá nhân dưới 16 tuổi tham gia các hợp đồng có giá trị nhỏ phục vụ nhu cầu tối thiểu của mình.

+ Pháp nhân là chủ thể của hợp đồng dân sự phải thông qua những người đại diện hợp pháp

- Hình thức của hợp đồng dân sự: hợp đồng dân sự có thể được giao kết

bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Thông điệp dữ liệu là những thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận, lưu giữ bằng phương tiện điện tử và những hình thức

khác do pháp luật quy định như: điện báo, telex, fax được xác định là những hình thức có giá trị tương đương văn bản. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định này. Các bên có thể thỏa thuận giao kết hợp đồng theo mẫu., kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.

- Nội dung của hợp đồng: Tùy theo từng loại hợp đồng mà các bên có thể

thỏa thuận về các nội dung sau:

+ Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;

+ Số lượng, chất lượng;

+ Giá cả, phương thức thanh toán;

+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; + Quyền, nghĩa vụ của các bên;

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; + Các nội dung khác không trái quy định.

- Hiệu lực của hợp đồng

+ Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

+ Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

+ Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;

+ Hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.

Nếu không đủ các điều kiện trên, hợp đồng dân sự sẽ vô hiệu. Việc tuyên bố một hợp đồng dân sự vô hiệu do tòa án thực hiện. Có hai loại hợp đồng vô hiệu: vô hiệu tuyệt đối, vô hiệu tương đối.

c. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng

Khi hợp đồng được giao kết, các bên giao kết đều phải có nghĩa vụ thực hiện đúng những thỏa thuận trong hợp đồng. Việc một bên không thực hiện hợp đồng như tự ý bỏ dở không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng, đều bị coi là vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm dân sự.

Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là sự cưỡng chế của nhà nước

buộc bên vi phạm hợp đồng phải tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi không chấp hành hợp đồng mà gây ra thiệt hại cho bên kia.

- Trách nhiệm dân sự khi thực hiện không đúng hợp đồng: bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ và xử lý những hậu quả phát sinh do vi phạm hợp đồng, nếu bên vi phạm vẫn không thực hiện, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo vệ quyền lợi.

- Trách nhiệm do chậm thực hiện hợp đồng: thời hạn thực hiện hợp đồng do các bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật. Khi hết hạn hợp đồng, bên nào chưa thực hiện xong phải tiếp tục thực hiện, nếu có thiệt hại xảy ra do một bên thực hiện không đúng thì bên bị thiệt hại có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng. Trường hợp thực hiện hợp đồng chậm do gặp sự kiện bất khả kháng mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên thực hiện chậm hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại, còn bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng.

- Trách nhiệm do thực hiện hợp đồng không đủ số lượng, không đúng chất lượng, không đồng bộ, không đúng chủng loại:

+ Nếu bên thực hiện nghĩa vụ không đủ số lượng theo yêu cầu của bên có quyền, thì bên có nghĩa vụ vẫn phải tiếp tục thực hiện đủ số lượng đã thỏa thuận khi giao kết hợp đồng. Khi đã có yêu cầu mà bên có nghĩa vụ vẫn không đủ số lượng thì bên có quyền có thể nhận hay không nhận số hàng hóa đó.

+ Nếu một bên không thực hiện đúng chất lượng đã thỏa thuận, không đồng bộ, không đúng chủng loại, bên bị vi phạm có quyền không nhận, hủy bỏ hợp đồng, nếu nhận thì có quyền yêu cầu giảm giá, sửa chữa sai sót và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Khi một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã xảy ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đầy đủ các điều kiện:

+ Có thiệt hại thực tế xảy ra; + Có hành vi trái pháp luật; + Có lỗi;

+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Trong một số trường hợp bên vi phạm hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại: thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại; thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng không thể khắc phục được và thiệt hại vẫn xảy ra.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 51 - 53)