Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật, chủ thể vi phạm phải gánh chịu hậu quả bất lợi về tài sản, nhân thân, tự

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 40 - 43)

pháp luật, chủ thể vi phạm phải gánh chịu hậu quả bất lợi về tài sản, nhân thân, tự do hoặc những hậu quả bất lợi khác do pháp luật quy định.

- Trách nhiệm pháp lý là một loại nghĩa vụ pháp lý đặc biệt, nghĩa vụ phát sinh khi có vi phạm pháp luật: phải phạt tiền, phải bồi thường thiệt hại, phải

ngồi tù…

c. Phân loại trách nhiệm pháp lý

Căn cứ vào cách phân loại vi phạm pháp luật, có các loại trách nhiệm pháp lý sau: - Trách nhiệm hình sự - Trách nhiệm dân sự - Trách nhiệm hành chính - Trách nhiệm kỷ luật - Trách nhiệm vật chất - Trách nhiệm hiến pháp

- Trách nhiệm pháp lý của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

VI. PHÁP CHẾ

1. Khái niệm

Pháp chế là sự đòi hỏi mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật hiện hành một cách nghiêm chỉnh và triệt để nhằm tạo ra trong xã hội một trật tự kỷ cương cần thiết.

Tùy theo mức độ tôn trọng và thực hiện pháp luật hiện hành trong thực tế của các chủ thể trong xã hội mà nền pháp chế có các trình độ khác nhau. Nếu pháp

luật còn bị vi phạm nhiều có nghĩa là nền pháp chế có trình độ thấp, còn nếu đa số các chủ thể trong xã hội đều tự giác tôn trọng và thực hiện pháp luật thì pháp luật ít bị vi phạm và pháp chế có trình độ cao.

2. Những yêu cầu cơ bản của pháp chế

a. Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp

Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nó quy định những vấn đề chung, cơ bản nhất của nhà nước như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hóa, xã hội, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Hiến pháp là đạo luật gốc của nhà nước, những quy định của Hiến pháp là cơ sở để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Yêu cầu tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp đòi hỏi trong quá trình xây dựng pháp luật phải đảm bảo cho các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng và ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, nhằm cụ thể hóa để thực hiện Hiến pháp, trong thực tế các quy định trái Hiến pháp đều bị vô hiệu hóa và hủy bỏ. Còn trong quá trình thực hiện pháp luật, nếu về cùng một vấn đề, một mối quan hệ mà trong các văn bản khác và những quy định trong Hiến pháp mâu thuẫn với nhau thì chỉ có các quy định trong Hiến pháp mới có hiệu lực pháp lý, mới có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện.

b. Pháp luật phải được ban hành, nhận thức và thực hiện thống nhất

Yêu cầu này đòi hỏi pháp luật phải được ban hành, nhận thức và thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước để đảm bảo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Đối với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật: Luật phải phù hợp, tuân thủ Hiến pháp, các văn bản dưới luật phải phù hợp, không trái luật; quy định trong các văn bản của cơ quan trung ương phải đảm bảo thực hiện ở tất cả các địa phương trong toàn quốc; văn bản của các cơ quan địa phương phải phù hợp không trái với các quy định của các cơ quan nhà nước ở trung ương, tránh tình trạng “cục bộ địa phương” hoặc “phép vua thua lệ làng”; quy định của cơ quan quản lý phải phù hợp với quy định của cơ quan quyền lực cùng cấp. Có như vậy mới tạo nên tính thống nhất của cả hệ thống pháp luật.

Đối với việc nhận thức và thực hiện pháp luật, yêu cầu này đòi hỏi với cùng một điều luật, một quy định trong văn bản quy phạm pháp luật chung của các cơ quan nhà nước ở trung ương phải được hiểu và thực hiện như nhau ở tất cả các địa phương trong toàn quốc. Mọi vi phạm pháp luật đều phải bị phát hiện và xử lý nghiêm minh, tránh tình trạng “ quan thì xử theo lệ còn dân thì xử theo luật”.

c. Mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luậthiện hành một cách nghiêm chỉnh. hiện hành một cách nghiêm chỉnh.

Yêu cầu này đòi hỏi tất cả các tổ chức và cá nhân trong xã hội, kể cả cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan nhà nước đều có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện pháp luật trong xử sự của mình, chỉ được sử dụng quyền của mình trong phạm vi mà pháp luật cho phép và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý của mình. Mặc dù pháp luật do nhà nước ban hành, song khi có hiệu lực pháp lý thì nó lại quay trở lại ràng buộc ngay chính nhà nước, trở thành cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, trở thành phương tiện để giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước.

d. Các cơ quan xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ phápluật phải hoạt động một cách chủ động, tích cực và hiệu quả luật phải hoạt động một cách chủ động, tích cực và hiệu quả

Để có thể thiết lập và tăng cường pháp chế thì tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước đều phải hoạt động một cách tích cực và có hiệu quả nhằm bảo đảm có thể xây dựng được một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện và có tính khả thi cao; để có thể biến các quy định của pháp luật từ trong văn bản thành cách xử sự thực tế hợp pháp của các chủ thể; để có thể phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các chủ thể vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ trật tự, kỷ cương xã hội.

Định hướng nghiên cứu bài

1. Nguồn gốc, bản chất, vai trò và các thuộc tính của pháp luật.

2. Các đặc điểm, cấu trúc của quy phạm pháp luật, lấy ví dụ minh họa. 3. So sánh pháp luật với đạo đức và phân tích mối quan hệ giữa chúng. 4. Các đặc điểm, thành phần của quan hệ pháp luật, lấy ví dụ minh họa.

5. Các đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật. Hiệu lực về thời gian và không gian của văn bản quy phạm pháp luật, chứng minh bằng ví dụ.

6. Các hình thức thực hiện pháp luật. Các trường hợp cần áp dụng pháp luật. Ví dụ 7. Trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý được áp dụng trong những trường hợp nào? ví dụ?

8. Pháp chế. Các yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN trong giai đoạn hiện nay. Liên hệ việc thực hiện pháp chế ở Việt Nam.

Chương 3LUẬT DÂN SỰ LUẬT DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 40 - 43)