Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 76 - 77)

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LUẬT LAO ĐỘNG

a. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý

tham gia vào quan hệ pháp luật này thông qua các cơ quan nhà nước.

Chủ thể sử dụng đất là người đang thực tế chiếm hữu đất đai do Nhà nước giao, cho thuê, cho phép nhận quyền sử dụng đất hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. Các chủ thể sử dụng đất gồm: các tổ chức trong nước, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Chủ thể đang thực tế chiếm hữu đất đai được phân chia thành: chủ thể đã có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); chủ thể có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất (chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); chủ thể không có đủ giấy tờ theo quy định nhưng được công nhận quyền sử dụng đất.

- Nội dung của quan hệ pháp luật đất đai: là tổng thể quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai. Các quyền hạn, nghĩa vụ này được pháp luật quy định và bảo vệ.

- Khách thể của quan hệ pháp luật đất đai: là cái mà các chủ thể nhằm hướng tới, đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.

4. Các nguyên tắc cơ bản của luật đất đai

a. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thốngnhất quản lý nhất quản lý

Luật Đất đai năm 2013 kế thừa, sửa đổi bổ sung luật Đất đai năm 1998, 2001, 2003, cụ thể hóa các quy định về đất đai trong Hiến pháp 1980, 1992, 2013 khẳng định: đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là người đại diện và thống nhất quản lý.

Nội dung của nguyên tắc được thể hiện:

- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân không thuộc về bất kỳ cá nhân, tổ chức nào; - Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Với tư cách là người đại diện, Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai thông qua những quyền năng cụ thể: quyết định mục đích sử dụng đất (thông qua việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất); quy định thời hạn sử dụng đất; giao đất; cho thuê đất; thu hồi đất; định giá đất.

- Các cá nhân, tổ chức không có quyền sở hữu đất mà chỉ có quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất của các chủ thể này được xác lập bằng việc Nhà nước giao

đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất. Người có quyền sử dụng đất, tuy không có quyền sở hữu đối với đất nhưng có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)